- Cây giống:
Thường trồng dâu tây bằng cây giống sẽ có tỉ lệ đậu trái cao hơn và thời gian trồng cũng nhanh hơn hạt giống.
Còn Nếu trồng bằng cách gieo hạt thì trước khi tiến hành trồng cây dâu tây bạn cần ủ hạt. Trước hết phải cho đất vào chậu, đánh cho tơi xốp, sau đó ươm hạt. Phủ lên chậu một ít rơm hoặc cây khô.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chậu trồng dâu, đất trồng và hạt giống đã ủ các bạn sẽ tiến hành gieo hạt. Gieo hạt vào chậu khoảng cách giữa các hạt đều nhau, có thể chia luống để cây có thể phát triển tốt hơn. Đặt chậu ở nơi khô ráo, thoáng mát có đủ ánh nắng mặt trời tránh ánh nắng trực tiếp. Tưới nước thường xuyên sáng sớm và chiều tối, tưới vừa đủ độ ẩm cho cây.
Hình 1: Cây giống dâu tây
Còn Nếu trồng bằng cách gieo hạt thì trước khi tiến hành trồng cây dâu tây bạn cần ủ hạt. Trước hết phải cho đất vào chậu, đánh cho tơi xốp, sau đó ươm hạt. Phủ lên chậu một ít rơm hoặc cây khô.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chậu trồng dâu, đất trồng và hạt giống đã ủ các bạn sẽ tiến hành gieo hạt. Gieo hạt vào chậu khoảng cách giữa các hạt đều nhau, có thể chia luống để cây có thể phát triển tốt hơn. Đặt chậu ở nơi khô ráo, thoáng mát có đủ ánh nắng mặt trời tránh ánh nắng trực tiếp. Tưới nước thường xuyên sáng sớm và chiều tối, tưới vừa đủ độ ẩm cho cây.
Hình 1: Cây giống dâu tây
- Quy cách trồng
Nên đặt chậu dâu trong mát, dưới bóng râm, ánh nắng trực tiếp sẽ làm cháy lá, nếu có hệ thống nhà kính thì càng thích hợp cho dâu phát triển, ngăn chặn được sâu bệnh.
Đối với các mẹ nội trợ trồng tại nhà thì nên đặt trên hành lang, có mai che, trồng trên sân thượng: phải có lưới, để giảm bớt nắng.
Trồng cây vào giữa chậu, sau đó nén giá thể trồng ,tránh làm mạnh tay ảnh hưởng tới bầu rễ của Dâu. Nên để nơi mát 1 tuần ( có hướng nắng sáng) cho Dâu quen với giá thể mới. Tuyệt đối không trồng quá sâu xuống đất, vì nếu quá sâu sẽ làm thân cây bị hư.
- Chăm sóc hằng ngày
* Tưới nước
Tưới nước vào buổi sáng và chiều, có thể tưới ngày 1 lần nếu thời tiết không quá nóng. Không nên tưới buổi tối sẽ rất dễ bị nấm bệnh tấn công.
Tưới với lượng nước vừa phải, đủ ẩm ( khoảng 200ml/lần )cho cây phát triển tốt.
Tránh tưới quá ướt sẽ làm cây bị úng ở gốc, không tưới quá khô và không nên tưới ướt lá, hoa, quả, nếu tưới lên hoa hoa sẽ bị hư không thể đậu trái.
* Bón phân
Chuẩn bị giá thể trồng nếu trồng ra đất:
Giá thể trồng gồm: đất sạch, sơ dừa/trấu hun , phân bò hoại mục, hoặc xác dược liệu từ những cây thuốc, bã chè,.. cũng có thể ủ phân được, thậm chí xác dược liệu không có vi khuẩn như phân bò, Do tính chất ưa ẩm của cây dâu và quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất vậy để tránh quả dâu bị nhiễm bẩn thì dùng dược liệu để ủ sẽ an toàn và sạch sẽ hơn.
Trộn theo tỉ lệ 35% đất : 35% phân bò : 30% sơ dừa/trấu hun. Sau khi trộn nên ủ tốt nhất là 1 tuần rồi mới đem cây ra trồng để các ion trao đổi với nhau.
Thay vì tự ủ phân sẽ tốn nhiều thời gian thì mình có thể mua các sản phẩm Phân bón hữu cơ được ủ từ xác dược liệu sẵn có trên thị trường, về trộn với đất và sơ dừa, để tiết kiệm thời gian cũng như đúng tỉ lệ sẽ giúp cây giống phát triển tốt hơn.
Thời gian bón phân định kỳ: Cách 10 - 14 ngày nên bón phân 1 lần ( 1 muỗng café phân bò hoại mục hoặc phân bón hữu cơ).
Giai đoạn phát triển của cây dâu tây có rất nhiều loại sâu bệnh hại ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của cây và chất lượng quả dâu tây. Chính vì vậy khâu chăm sóc luôn được chú ý đến:
Để cây dâu tây có thể sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế cho lần sau cây ra hoa sẽ cho hiệu quả cao hơn. Nên đặt chậu dâu tây ở vị trí có nhiệt độ từ 10 – 30 độ. Bạn cũng nên chọn vị trí thoáng mát, nhiều ánh sáng để cây phát triển. Tuy nhiên, cần lưu ý, thời gian chiếu sáng cho dâu tây không quá 12 giờ/ngày, vào buổi tối, không nên để cây gần ánh đèn sẽ khiến cây phát triển nhanh nhưng không ra trái.
Hằng tuần phải tỉa lá già, lá bệnh (dùng tay bẻ sạch bẹ lá sát gốc,không dùng kéo cắt lá chừa cọng lại sẽ hình thành nấm bệnh tấn công cây).
Hình 2: Dâu tây ra nhánh
Trong quá trình phát triển, dâu tây không chỉ ra hoa và quả, nó còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này cần phải tách cách để tạo một chậu mới.
Lưu ý, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, có thể độc lập, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ mới bắt đầu tách nhánh sang chậu mới. Hoặc nếu chậu trồng dâu tây rộng, bạn vẫn để nhánh con trồng cùng cây mẹ. Khi cây con ra hoa, quả bạn chăm sóc như cây mẹ. Tuyệt đối lúc này không đánh cây lên vì có thể sẽ làm cây bị chột quả.
Hình 3: Kem dâu tây
Dâu tây có tính thẩm mỹ cao, lúc chín đỏ nhìn rất đẹp mắt, nên nhiều hộ gia đình trồng dâu tây để trang trí thêm cho ngôi nhà của mình. Ngoài ra, dâu tây còn là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng nên bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sinh tố, mứt, kem, ăn trực tiếp hoặc ép nước đều rất ngon. Chúc bạn áp dụng bí kíp trên thành công!!
Tưới nước vào buổi sáng và chiều, có thể tưới ngày 1 lần nếu thời tiết không quá nóng. Không nên tưới buổi tối sẽ rất dễ bị nấm bệnh tấn công.
Tưới với lượng nước vừa phải, đủ ẩm ( khoảng 200ml/lần )cho cây phát triển tốt.
Tránh tưới quá ướt sẽ làm cây bị úng ở gốc, không tưới quá khô và không nên tưới ướt lá, hoa, quả, nếu tưới lên hoa hoa sẽ bị hư không thể đậu trái.
* Bón phân
Chuẩn bị giá thể trồng nếu trồng ra đất:
Giá thể trồng gồm: đất sạch, sơ dừa/trấu hun , phân bò hoại mục, hoặc xác dược liệu từ những cây thuốc, bã chè,.. cũng có thể ủ phân được, thậm chí xác dược liệu không có vi khuẩn như phân bò, Do tính chất ưa ẩm của cây dâu và quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất vậy để tránh quả dâu bị nhiễm bẩn thì dùng dược liệu để ủ sẽ an toàn và sạch sẽ hơn.
Trộn theo tỉ lệ 35% đất : 35% phân bò : 30% sơ dừa/trấu hun. Sau khi trộn nên ủ tốt nhất là 1 tuần rồi mới đem cây ra trồng để các ion trao đổi với nhau.
Thay vì tự ủ phân sẽ tốn nhiều thời gian thì mình có thể mua các sản phẩm Phân bón hữu cơ được ủ từ xác dược liệu sẵn có trên thị trường, về trộn với đất và sơ dừa, để tiết kiệm thời gian cũng như đúng tỉ lệ sẽ giúp cây giống phát triển tốt hơn.
Thời gian bón phân định kỳ: Cách 10 - 14 ngày nên bón phân 1 lần ( 1 muỗng café phân bò hoại mục hoặc phân bón hữu cơ).
Giai đoạn phát triển của cây dâu tây có rất nhiều loại sâu bệnh hại ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của cây và chất lượng quả dâu tây. Chính vì vậy khâu chăm sóc luôn được chú ý đến:
Để cây dâu tây có thể sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế cho lần sau cây ra hoa sẽ cho hiệu quả cao hơn. Nên đặt chậu dâu tây ở vị trí có nhiệt độ từ 10 – 30 độ. Bạn cũng nên chọn vị trí thoáng mát, nhiều ánh sáng để cây phát triển. Tuy nhiên, cần lưu ý, thời gian chiếu sáng cho dâu tây không quá 12 giờ/ngày, vào buổi tối, không nên để cây gần ánh đèn sẽ khiến cây phát triển nhanh nhưng không ra trái.
Hằng tuần phải tỉa lá già, lá bệnh (dùng tay bẻ sạch bẹ lá sát gốc,không dùng kéo cắt lá chừa cọng lại sẽ hình thành nấm bệnh tấn công cây).
Hình 2: Dâu tây ra nhánh
Trong quá trình phát triển, dâu tây không chỉ ra hoa và quả, nó còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này cần phải tách cách để tạo một chậu mới.
Lưu ý, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, có thể độc lập, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ mới bắt đầu tách nhánh sang chậu mới. Hoặc nếu chậu trồng dâu tây rộng, bạn vẫn để nhánh con trồng cùng cây mẹ. Khi cây con ra hoa, quả bạn chăm sóc như cây mẹ. Tuyệt đối lúc này không đánh cây lên vì có thể sẽ làm cây bị chột quả.
Hình 3: Kem dâu tây
Dâu tây có tính thẩm mỹ cao, lúc chín đỏ nhìn rất đẹp mắt, nên nhiều hộ gia đình trồng dâu tây để trang trí thêm cho ngôi nhà của mình. Ngoài ra, dâu tây còn là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng nên bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sinh tố, mứt, kem, ăn trực tiếp hoặc ép nước đều rất ngon. Chúc bạn áp dụng bí kíp trên thành công!!