1. Phân bón hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân xanh, phân rác…
- Đặc điểm: được tạo ra từ chất thải của vật nuôi, phế phẩm trong nông nghiệp, phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu)…xử lý qua quá trình ủ hoại mục. Có vai trò cung cấp thức ăn cho cây trồng, bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…
- Cách sử dụng:
Chủ yếu dùng bón lót khi làm đất hoặc trước khi trồng.
Bón theo hàng, theo hốc, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống.
Lượng phân bón sẽ tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nhiều hay ít, loại đất tốt hay đất xấu và chất lượng của phân bón.
Nếu phân bón chất lượng tốt thì bón ít, phân có hàm lượng dinh dưỡng thấp thì bón nhiều.
Đối với phân chuồng bón từ 0,5-2 tấn/hecta. Đối với Phân xanh cày vùi vào đất khi cây ra hoa lúc làm đất.
Bón theo hàng, theo hốc, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống.
Lượng phân bón sẽ tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nhiều hay ít, loại đất tốt hay đất xấu và chất lượng của phân bón.
Nếu phân bón chất lượng tốt thì bón ít, phân có hàm lượng dinh dưỡng thấp thì bón nhiều.
Đối với phân chuồng bón từ 0,5-2 tấn/hecta. Đối với Phân xanh cày vùi vào đất khi cây ra hoa lúc làm đất.
2. Phân bón hữu cơ sinh hoc:
- Đặc điểm: Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
- Cách sử dụng:
Có thể sử dụng cho cả bón lót hoặc bón thúc.
Có thể phun lên lá hoặc bón gốc
Bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi, bón lót khi làm đất hoặc trước gieo trồng.
Bón thúc theo chiều rộng hoặc vòng quanh tán cây,
Đối với cây lâu năm: đào rãnh để bón hoặc rải đều trên mặt đất
Đối với cây ngắn ngày: thì bón lót là chủ yếu, bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả cao hơn.
Các loại phân bón hữu cơ sinh học được ưa chuộng hiện nay như: Phân bón hữu cơ sinh học Trường Sinh, Phân bón hữu cơ sinh học silic Trường Sinh,…
Có thể phun lên lá hoặc bón gốc
Bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi, bón lót khi làm đất hoặc trước gieo trồng.
Bón thúc theo chiều rộng hoặc vòng quanh tán cây,
Đối với cây lâu năm: đào rãnh để bón hoặc rải đều trên mặt đất
Đối với cây ngắn ngày: thì bón lót là chủ yếu, bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả cao hơn.
Các loại phân bón hữu cơ sinh học được ưa chuộng hiện nay như: Phân bón hữu cơ sinh học Trường Sinh, Phân bón hữu cơ sinh học silic Trường Sinh,…
3. Phân bón hữu cơ vi sinh.
- Đặc điểm: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ. hoặc hút đạm tự nhiên để bổ sung cho đất và cây.
- Cách sử dụng: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1 – 6 tháng. Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.
Có thể sử dụng cho cả bón lót hoặc bón thúc. Bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi, bón lót khi làm đất hoặc trước gieo trồng. Đối với cây lâu năm: đào rãnh để bón hoặc rải đều trên mặt đất. Đối với cây ngắn ngày thì bón lót là chủ yếu, bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả cao hơn.
4. Phân hữu cơ khoáng.
- Đặc điểm: Phân bón hữu cơ khoáng là loại phân hữu cơ trong đó hàm lượng dinh dưỡng phải chứa ít nhất 1 thành phần chất đa, trung hoặc vi lượng. Tức là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm thành phần vô cơ vào (nhưng thành phần hữu cơ phải đạt 15% trở lên)
- Cách sử dụng:
Dùng để bón thúc là chính.
+ Cách bón tương tự như phân hữu cơ sinh học là bón vòng quanh tán với cây lâu năm, theo hàng theo hốc với cây ngắn ngày.
+ Phân hữu cơ khoáng có một nhược điểm đó là bón nhiều không có lợi cho hệ vi sinh vật đất.
+ Mỗi loại phân hữu cơ trên đều có những đặc điểm và vai trò khác nhau, do vậy người sử dụng nên tùy thuộc vào thổ nhưỡng cũng như loại cây trồng mà sử dụng phân bón cho phù hợp, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển khỏe mạnh.
+ Cách bón tương tự như phân hữu cơ sinh học là bón vòng quanh tán với cây lâu năm, theo hàng theo hốc với cây ngắn ngày.
+ Phân hữu cơ khoáng có một nhược điểm đó là bón nhiều không có lợi cho hệ vi sinh vật đất.
+ Mỗi loại phân hữu cơ trên đều có những đặc điểm và vai trò khác nhau, do vậy người sử dụng nên tùy thuộc vào thổ nhưỡng cũng như loại cây trồng mà sử dụng phân bón cho phù hợp, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển khỏe mạnh.