1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Kỹ Thuật Nuôi Trồng

NHƯNG LƯU Ý KHI TRỒNG RAU VÀO MÙA MƯA

Rau màu là nguồn cung không thể thiếu trong đời sống của con người từ xưa đến nay. Việc trồng rau để đạt năng suất cao luôn đòi hỏi hội tụ rất nhiều yếu tố, trong đó có kỹ thuật trồng và chăm sóc

Rau màu là nguồn cung không thể thiếu trong đời sống của con người từ xưa đến nay. Việc trồng rau để đạt năng suất cao luôn đòi hỏi hội tụ rất nhiều yếu tố, trong đó có kỹ thuật trồng và chăm sóc. Đặc biệt vào mùa mưa, hiện tượng ngập úng thường xuyên xảy ra do mưa bão là không thể tránh khỏi, chính vì vậy bà con cần phải có biện pháp hợp lý nhất để bảo vệ rau màu của mình. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mùa mưa dưới đây sẽ giúp bà con gặt hái được thành công nhất mà không phải tốn quá nhiều chi phí và công sức.

Tại sao cần chú ý khi trồng rau mùa mưa?
Trồng rau vào mùa mưa trong điều kiện thời tiết không thuận lợi là nỗi phiền lòng nhất của nhà nông. Trước đây, trồng rau mùa mưa không có năng suất cao, tốn kém chi phí do bà con bởi kỹ thuật còn lạc hậu, chăm sóc rau không đúng cách dẫn đến hậu quả cây trồng phát triển không tốt. Vào mùa mưa, độ ẩm tăng, nhiệt độ hạ là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh nảy nở. Nấm, vi khuẩn, côn trùng…bắt đầu sinh sôi, có cơ hội chui lên khỏi mặt đất phá hoại cây trồng. Nhà nông thường rất hoang mang vì năng suất thấp, nhiều căn bệnh như chết cây, lỡ cổ rễ, bệnh thối nhũn…xảy ra thường xuyên mang đến thiệt hại lớn.
Ngoài việc rau màu bị bệnh, trồng rau vào mùa mưa còn khiến cho cây dễ bị đổ ngã, bị dập nát nếu có những trận mưa to hay các trận bão. Hơn nữa, mùa mưa thường rau màu rất khó sản xuất, bị dập lá, năng suất thấp nên một số hộ dân rất e ngại trồng rau, dẫn đến giá thành rau cao, rau bị nâng giá còn đắt hơn các loại thực phẩm khác.
Nếu bà con được trang bị kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mùa mưa một cách an toàn sẽ giúp tránh khỏi những căn bệnh nói trên, đồng thời bảo vệ rau màu một cách tươi tốt dù trải qua mưa to gió lớn, cây cho năng suất cao dù ở bất cứ điều kiện thời tiết nào. Người trồng rau cần phải tìm hiểu thông tin cần thiết, có kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc phù hợp.

1. Kỹ thuật trồng rau mùa mưa
Bắt tay vào trồng rau mùa mưa, bà con cần phải chuẩn bị ổn thỏa mọi điều kiện tốt nhất bao gồm:
2. Chọn giống
Tục ngữ Việt Nam có câu: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, giống là một trong 4 yếu tố quan trọng không thể thiếu. Mùa mưa, thời tiết âm u, thiếu ánh sáng nên khi chọn giống rau, chúng ta nên chọn giống rau loại lá nhỏ, có thời gian sinh trưởng ngắn như các loại cải, bí đỏ, bí xanh, rau thơm…vv. Cần xử lý giống trước khi ươm để tỷ lệ nảy mầm được đồng đều nhất, nên ngâm ủ hạt trong nước ấm vừa để hạt phát triển tốt. Không vãi hạt trực tiếp lên đất vì mưa sẽ khiến hạt văng tung tóe hoặc bị vùi sâu xuống đất, hạt ít nảy mầm và không đều. Bà con nên sử dụng bầu để ươm hạt giống, đến khi rau lên từ 2 – 3 lá thật và rễ đã ổn định thì mới đem ra vườn trồng để tăng khả năng sống sót nhiều hơn cho rau con.
+
3. Chọn vị trí trồng
Đặc trưng của mùa mưa là hiện tượng ngập úng thường xuyên xảy ra, vì thế bà con cần lựa chọn vị trí trồng thích hợp nhất. Vị trí trồng rau mùa mưa cần phải cao hơn mặt bằng, phải đảm bảo có hệ thống thoát nước tốt, nhanh. Nhiều hộ gia đình trồng rau bằng các chậu chuyên dụng hay trồng trong thùng xốp cần chú ý cần thiết kế hệ thống lỗ thoát nước một cách khoa học mới đảm bảo cây không bị ngập úng, thối rễ.
4. Chọn đất trồng
Đất trồng rau không nên làm quá nhuyễn, vì nếu lưu lượng nước lớn đổ về sẽ khiến đất dễ dàng bị trôi. Bà con cũng không nên chèn đất quá chặt khiến cho tình trạng rễ cây không thể phát triển tốt. Đất trồng cần phải được làm sạch cỏ dại triệt để, hạn chế việc cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với rau màu.
5. Cách chăm sóc rau mùa mưa
 Khi đã chuẩn bị tốt mọi thứ, trồng rau đúng khoa học thì việc tiếp theo là bà con cần chú ý đặc biệt để kỹ thuật chăm sóc. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc rau vào mùa mưa:
6. Bón phân cân đối
Bà con cần hạn chế việc bón phân với hàm lượng đạm cao cho cây trồng vào mùa mưa vì sẽ khiến cho rau dư đạm, thân cây yếu hơn, dễ bị đổ ngã. Nên bón thêm các loại phân vi lượng để có thể cung cấp Mg để lá tạo chất diệp lục vì mùa mưa thường ánh sáng yếu, cây khó quang hợp và chuyển hóa dinh dưỡng. Nên thay phân hóa học bằng phân hữu cơ  tự nhiên, an toàn cho cây lại vừa làm cho đất tơi xốp hơn. Cần bón phân đúng thời điểm, đúng cách để tăng sức đề kháng cho cây, hạn chế tối đa sự xâm nhập của sâu bệnh. Khi bón lót rau ăn lá hay các loại rau dài ngày thì nên xới nhẹ lớp đất mặt và vùi phân vào đất.
Ngoài phân hữu cơ vào mùa mưa là mùa cây trồng cần được chăm chút nhiều nhất, bạn cần bổ sung thêm cho cây các loại Phân bón hữu cơ Trường Sinh.
7. Cắt tỉa cành thừa
Để rau phát triển tốt, bà con nên tích cực bấm ngọn để cây ra thêm nhiều nhánh phụ, hạn chế tình trạng cây bị đổ ngã do chiều cao đã vượt mức. Cắt tỉa cành thừa cũng là cách giúp thông thoáng cho cây, ngăn chặn được các loại sâu bệnh gây hại.
8. Che phủ cho đất và làm giàn
 Hiện tượng mưa xối xả làm xói mòn đất, nát rau màu thường không hiếm gặp vào mùa mưa tại Việt Nam chúng ta. Vì thế để trồng rau hiệu quả vào mùa mưa, bà con cần phải che phủ cho đất bằng cỏ khô, trấu, rơm rạ,…để tránh xói mòn, đất văng tứ tung, đồng thời còn giúp giữ ẩm cho đất, tiết kiệm phân bón, hạn chế cỏ dại. Bên cạnh đó nên làm giàn cho vườn rau để tránh cho mưa to rau bị dập nát, đổ ngã, giúp rau quang hợp tốt hơn, năng suất cao hơn. Bà con có thể sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để làm giàn như tre, nứa, lưới PE, lưới nông nghiệp Trường Sinh …
Tốt nhất, bà con nên sử dụng lưới nông nghiệp với mô hình nhà lưới trồng rau nông nghiệp chắc chắn được thiết kế với các khung và cột đỡ, xung quanh được bao bọc bởi các loại lưới có tác dụng che nắng, che mưa, chắn côn trùng xâm nhập. Nhà lưới giúp ngăn chặn những trận mưa to gió lớn, giảm tác động của thiên nhiên gây ảnh hưởng đến cây trồng. Lưới nông nghiệp phù hợp để canh tác rất nhiều loại rau màu khác nhau như các loại rau ăn lá, ăn củ, rau mùi, rau gia vị…vv. Sử dụng nhà lưới trồng rau không lo côn trùng, sâu bọ phá hoại, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hại cho sức khỏe. Ngoài ra nhà nông còn chủ động điều chỉnh nhiệt độ để rau củ phát triển tốt, sinh trưởng nhanh hơn, thu hồi nhanh chóng.
9. Làm sạch cỏ dại và chống ngập úng cho rau
Làm sạch cỏ dại và chống ngập úng cho rau là kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mùa mưa quan trọng mà bà con không nên bỏ qua. Mùa mưa độ ẩm đất cao, cỏ dại sinh trưởng và phát triển rất nhanh nên cần làm sạch để chúng không hút chất dinh dưỡng của rau. Dọn sạch cỏ cũng đồng nghĩa với chúng ta đã dọn sạch nơi trú ngụ của côn trùng, mầm bệnh gây hại rau màu. Có thể áp dụng các phương pháp như:
Thoát nước cho vườn rau sau các trận mưa để tránh ngập úng cho cây.
Đảm bảo việc khơi thông các mương rãnh để giúp cho đất thoát nước nhanh, tránh để cây ngập nước gây thối rễ, chết cây.
Ngăn ngừa kịp thời các loại nấm bệnh phát sinh gây hại đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Sử dụng lưới chống cỏ để kiểm soát cỏ dại hiệu quả hơn.
10. Có biện pháp phòng trừ sâu bệnh khi trồng rau mùa mưa
Những trường hợp sâu bệnh như thối nhũn, sương mai, đốm lá…thường xuyên xảy ra với rau màu vào mùa mưa. Vì thế bà con cần phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây để cây phát triển tốt. Có thể sử dụng những sản phẩm sinh học an toàn như tỏi, ớt, GE gừng hay nấm Trichoderma…để phòng trừ và ngăn ngừa sâu, bệnh hại. Đây là biện pháp an toàn cho vườn rau cũng như bảo vệ sức khỏe của người sử dụng.
11. Trồng xen canh
Trồng xen canh là giải pháp thông minh cho mọi vườn rau vào mùa mưa. Bà con có thể trồng xen nhiều loại rau củ quả khác nhau đa dạng để hỗ trợ phòng trừ sâu bệnh lây lan, đồng thời tăng tính đang dạng và thẩm mỹ cho vườn rau của mình.
Kết luận
Hy vọng với kỹ thuật trồng rau mùa mưa trên đây đã mang đến cho bà con giải pháp tốt, không còn lo lắng rau hư hại và năng suất thấp trong mùa mưa bão. Đảm bảo nguồn cung dồi dào, tiết kiệm chi phí tối ưu.
 
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Trong điều kiện thời tiết khô hạn, việc quản lý nguồn nước hiệu quả là một trong những yếu tố ...
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng được khuyến khích và ...
Chị Phan Thị Huyền Trang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Phân bón Trường ...
Mục tiêu của nông nghiệp là sản xuất lương thực cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận