1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Kỹ Thuật Nuôi Trồng

CÁC TRIỆU CHỨNG THIẾU DINH DƯỠNG Ở CÂY CÀ PHÊ

Sự phát triển của cây cà phê phụ thuộc 1 phần vào thổ nhưỡng và phần lớn phụ thuộc vào quy trình chăm sóc của người nông dân. Cây chỉ khỏe mạnh khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và có một quy trình phòng bệnh hiệu quả.

Cây cà phê là loại cây công nghiệp được trồng rất nhiều tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, mặc dù giá cà phê trong những năm gần đây liên tục rớt giá, nhưng cà phê hiện vẫn là cây trồng trọng điểm của vùng.  
Sự phát triển của cây cà phê phụ thuộc 1 phần vào thổ nhưỡng và phần lớn phụ thuộc vào quy trình chăm sóc của người nông dân. Cây chỉ khỏe mạnh khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và có một quy trình phòng bệnh hiệu quả.
Như vậy, Cây cà phê thường hay bị thiếu hụt những chất gì? và biểu hiện khi cây thiếu chất dinh dưỡng là gì chúng ta cùng nhau tìm hiểu:
  • Cây thiếu đạm: Cây sinh trưởng phát triển kém, cây thấp không cân xứng, ít cành, ít chồi mới, lá nhỏ, mép lá chuyển vàng trắng rồi tới vàng úa, bắt đầu từ lá già đến lá non. Thiếu đạm đầu cành bị khô, lá già sẽ rụng dần để lại cành trơ trụi, quả dễ rụng. Dư đạm: Chồi non phát triển quá mạnh, nhiều chồi mọc ngược, cành vươn dài, song rất nhỏ, yếu, đốt thưa. Bộ lá quá rậm rạp và có màu xanh tối, lá to nhưng lá mỏng, dễ rách, gãy. Chùm quả thưa, tỷ lệ đậu quả thấp, tỷ lệ rụng quả cao.
  • Cây thiếu lân: Thể hiện rõ ở những lá già của cành nhiều quả. Lá có màu vàng chanh dần chuyển sang hồng, nếu thiếu nặng sẽ chuyển sang màu đỏ sỉn đến nạu tím rồi chết. Sự chuyển màu ở lá bắt đầu từ đầu lá, sau lan dần toàn bộ lá. Lá non có màu xanh tối, dễ rụng lá. Thiếu lân làm rễ cà phê kém phát triển, hoá gỗ yếu, hạn chế quá trình hình thành mầm hoa.
  • Cây thiếu Kali: Trên lá xuất hiện các đốm hoặc sọc vàng hơi đỏ, sau chuyển thành các vệt màu nâu đen và đan dọc rìa lá, lan từ đỉnh lá xuống và sau đó bắt đầu rụng. Thiếu kali lá già rụng nhiều, quả rụng nhiều, quả nhỏ hạt lép.
  • Cây thiếu canxi: Chóp lá cong không đều vào phía trong.

 
  • Cây thiếu Magie: Các gân lá có nhiều gân màu xanh đen, rồi phát triển thành các vệt màu xanh ôliu lan từ giữa lá ra phía ngoài. Xuất hiện những vệt vàng song song với gân chính, sau đó loang rộng ra. Vùng giữa các gân lá chuyển từ màu ôliu sang xanh lá mạ rồi sang màu vàng và cuối cùng thành màu đồng thau, tiếp tới rụng lá.
  • Cây thiếu lưu huỳnh: Lá cà phê chuyển sang màu vàng nhạt, đặc biệt xuất hiện trên lá non, rìa lá bị uốn cong. Lá dòn, dễ gãy, dễ rách và lá chết từ ngoài mép vào trong lá. Các lá già bị rụng nhiều, chỉ còn các lá non có màu vàng nhạt.
  • Cây thiếu kẽm: Lá ngắn, nhỏ có dạng hình lưỡi dao, hệ thống gân nổi trên nền lá xanh nhạt hoặc vàng. Chùm lá trên ngọn mọc sít nhau.Các chồi phát triển chậm, không vươn ra được. Khi thiếu nhiều lá bị chết và rụng.
  • Cây thiếu Bo: Các chồi non bị chết, chồi toả ra như cái quạt, lá biến dạng, một bên mép lá ngắn lại làm cho lá cong queo, bản lá hẹp và dài, ngọn lá có màu xanh ôliu hoặc xanh vàng.
  • Cây thiếu Mangan: Cặp lá xoè ra cuối cùng chuyển từ màu vàng sang xanh nhạt, hay xanh ôliu thành màu vàng có đốm trắng.
Khi cây có những triệu chứng trên, bà con cần nhanh chóng xác định được cây đang thiếu hụt loại chất dinh dưỡng nào và có biện pháp xử lý bổ sung kịp thời. Bà con có thể sử dụng Phân bón hữu cơ sinh học Trường Sinh để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cà phê như: đạm hữu cơ, axit humic, NPK, Si, các khoáng chất vi lượng cần thiết cho cây.
Để đặt mua sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Trường Sinh hoặc phân bón hữu cơ sinh học Silic Trường Sinh quý bà con nhanh chóng liên hệ Tổng đài: 1900.56.56.81
Kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu!
 
 
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Trong điều kiện thời tiết khô hạn, việc quản lý nguồn nước hiệu quả là một trong những yếu tố ...
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng được khuyến khích và ...
Chị Phan Thị Huyền Trang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Phân bón Trường ...
Mục tiêu của nông nghiệp là sản xuất lương thực cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận