1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Kỹ Thuật Nuôi Trồng

Nông Nghiệp Hữu Cơ Xu Thế Phát Triển Bền Vững Trong Tương Lai

Thế nào là nông nghiệp hữu cơ?

 
Nông nghiệp hữu cơ
 
Trong nông nghiệp truyền thống, việc sử dụng các sản phẩm hóa học như: thuốc diệt cỏ hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, nông sản bị nhiễm độc, nguồn nước bị nhiễm độc,... làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và chất lượng cuộc sống của con người.

Theo quan điểm của Tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM): “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất.”

Vậy canh tác hữu cơ là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản rằng canh tác hữu cơ là một hình thức sản xuất nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ hoàn toàn sản phẩm có chứa chất hóa học như: thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ hóa học, chất kích thích trong chăn nuôi, chất điều tiết tăng trưởng cây trồng,...  Trong quá trình canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ, người nông dân chủ yếu dựa vào việc quay vòng mùa vụ kết hợp với các chế phẩm, tận dụng chất thải nông nghiệp để tái sử dụng.

Vai trò của nông nghiệp hữu cơ

Đối với sản xuất nông nghiệp hiện đại


Dựa trên nền sản xuất nông nghiệp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học, canh tác hữu cơ ngày càng phát triển để tạo ra các sản phẩm bảo vệ môi trường, tăng sản lượng và chất lượng nông sản. Mô hình này sử dụng các sản phẩm công nghệ như: thuốc diệt cỏ sinh học, phân bón hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu sinh học,...

Trên thế giới, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được ứng dụng từ rất lâu. Ở Việt Nam, mô hình này cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn, đặc biệt là người tiêu dùng.

Đối với môi trường


Mục đích hàng đầu của việc phát triển hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ là nâng cao sức khỏe và năng suất của đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Theo Tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế IFOAM: “Nông nghiệp hữu cơ có vai trò quan trọntrong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật, từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người.”

Tóm lại, canh tác nông nghiệp hữu cơ giúp cải thiện, duy trì cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp; hạn chế việc khai thác quá mức; gây ô nhiễm môi trường; giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên không thể tái tạo; sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại và chất lượng cao;… Ngoài ra, mô hình này còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất; củng cố các chu kỳ sinh học, dinh dưỡng trong nông trại; bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa; đa dạng hóa phương thức trồng trọt và chăn nuôi sao cho phù hợp với điều kiện địa phương;…

Tại sao người tiêu dùng lại chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ?


Khi đời sống vật chất càng phát triển, nhu cầu về sức khỏe sẽ càng được quan tâm hơn. Các sản phẩm được sản xuất theo mô hình nông nghiệp hữu cơ đảm bảo không có thuốc trừ sâu và không sử dụng chất kích thích tăng trưởng. Hơn nữa, hương vị của thực phẩm cũng thơm ngon hơn, giảm thiểu nguy cơ gây ra các bệnh ung thư hơn so với các sản phẩm sản xuất thông thường.

Phân bón hữu cơ sinh học Trường Sinh – giải pháp cho nền nông nghiệp hữu cơ


Được sản xuất từ bã dược liệu, cùng công nghệ vi sinh. Dược liệu sau khi trải qua quá trình chiết xuất để tách toàn bộ dược chất phục vụ công tác sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phần bã dược liệu sẽ được đưa vào dây chuyền sản xuất phân bón vi sinh, kết hợp với vi sinh vật ủ ở nhiệt độ cao để thúc đẩy quá trình sản sinh vi sinh vật có lợi, tiêu diệt vi khuẩn có hại cho cây trồng. Ở giai đoạn cuối cùng, hỗn hợp được cán nhỏ và sàng liên tục trong nhiệt độ và lượng nước vừa phải để các vi sinh vật đạt lượng sinh trưởng cực đại. Sau đó, hỗn hợp được sàng lọc tạp chất và đóng gói thành phẩm. Toàn bộ qui trình này kéo dài khoảng 6 tháng để đạt được thành phẩm cuối cùng.
 
phân bón hữu cơ sinh học trường sinh
 
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Ngày 14 và 15/4/2024, Trường Sinh Group đã tham gia một sự kiện đặc biệt - Triển lãm Xúc tiến ...
Những năm gần đây, việc trồng rau hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng mới cho ngành nông ...
Ngày 12/11 vừa qua, đại diện Công ty CP sản xuất phân bón Trường Sinh - Bà Lê Thị Thu ...
Bạn muốn có một vườn rau sạch tại nhà vừa để thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng, ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận