1. Phân bón hữu cơ sinh học cố định đạm
Nitơ đóng vai trò là nguyên tố quan trọng đối với cây trồng. Tuy nhiên, hàm lượng Nitơ trong đất lại khá ít, chủ yếu Nitơ tự nhiên có nhiều trong không khí (chiến 78,16%). Nhưng nguồn Nitơ này lại không sử dụng được cho cây trồng. Để cây trồng sử dụng được nguồn Nitơ khổng lồ này, cần phải chuyển hóa thông qua quá trình cố định Nitơ dưới tác dụng của vi sinh vật.Tác dụng của phân vi sinh cố định đạm
Phân vi sinh cố định đạm chứa 1 hoặc nhiều vi sinh vật cố định đạm. Loại phân này có nhiều tác dụng rất tốt cho cây trồng.
+) Cố định đạm (N) từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa N cho đất và cây trồng, bổ sung hàm lượng đạm cho rễ cây.
+) Kết hợp với phân bón giúp lá xanh tốt hơn, cây phát triển nhanh hơn
+) Giảm 30 – 50% chi phí phân đạm hóa học
+) Giảm tỷ lệ sâu bệnh 25 – 50% so với phân bón truyền thống
+) Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng
+) Cải tạo đất, cân bằng dinh dưỡng hữu cơ
+ )Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe vật nuôi và con người.
+) Có thể bón trực tiếp cho cây trồng trước khi thu hoạch
2. Phân bón hữu cơ sinh học chuyển hóa và phân giải lân
Cũng giống như Nitơ, Photpho cũng rất cần thiết đối với cây trồng. Nó tham gia vào việc hình thành màng tế bào, axit nucleic, làm nhanh quá trình chín quả ở cây, làm tăng sự phát triển của rễ.Cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được (thông thường hiệu suất sử dụng P của cây trồng không quá 25%). Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hòa tan.
Phân bón vi sinh vật chuyển hóa và phân giải lân chính là giải pháp của vấn đề này. Bón phân vi sinh vật này sẽ cung cấp photpho dễ tan cho cây trồng, không làm chua đất và giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất tốt hơn.
3. Phân bón hữu cơ sinh học phân giải các chất mùn, hợp chất hữu cơ
Vi sinh vật phân giải các chất mùn (có nguồn gốc xenlulozo) là các chủng vi sinh sử dụng xenlulozo để phát triển và sinh trưởng. Phân bón vi sinh vật phân giải chất mùn ( tên thường gọi: phân vi sinh phân giải xenlulozo) là phân bón chứa một hay hỗn hợp các chủng vi sinh vật phân giải xenlulozo.Các loại vi sinh vật này đều được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để đạt được với mật độ tế bào đạt tiêu chuẩn, để giúp ích cho cây trồng
+) Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng
+) Nâng cao năng suất cây trồng
+) Nâng cao khả năng chống chịu thời tiết khắc nhiệt và sâu bệnh cho cây trồng
+) Tăng độ màu mỡ của đất
Đặc biệt, loại phân bón này còn không độc hại nên có thể bón trực tiếp vào cây trồng trước khi thu hái chỉ vài ngày.
4. Phân bón hữu cơ sinh học kích thích sinh trưởng
Ngoài các loại phân vi sinh vật trên, phân bón vi sinh kích thích sinh trưởng cũng khá quan trọng.Phân bón hữu cơ sinh học kích thích sinh trưởng chứa nhóm vi sinh vật (nhóm Azotobacter, Pseudomonas, Gibberella fujikuroi,…) có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng như Giberrillin, Auxin,…vào môi trường. Các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.
Hiện nay, nhiều công ty phân bón đã sản xuất ra những loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh kết hợp tổng hợp nhiều chủng vi sinh vật vào một loại phân bón. Có nghĩa là trong một loại phân bón có thể vừa có vi sinh vật cố định đạm, vsv phân giải lân, kali, vsv phân hủy chất hữu cơ,….Các vi sinh vật có khả năng kích thích sự sinh trưởng cho cây trồng, kích thích sự phát triển của bộ rễ. Bộ rễ cây trồng phát triển khỏe mạnh sẽ hút được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây.