1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Kỹ Thuật Nuôi Trồng

NHỮNG SAI LẦM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHI TRỒNG RAU SẠCH TẠI NHÀ

Bạn muốn có một vườn rau sạch tại nhà vừa để thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng, vừa cải thiện bữa ăn gia đình với nguồn thực phẩm an toàn? Tưởng chừng thực hiện công việc này là đơn giản nhưng khi bắt tay vào trồng thì vườn rau lại không xanh tốt như những gì bạn mong đợi. Vậy nguyên nhân bắt nguồn từ đâu, hãy cùng Phân Bón Trường Sinh tìm ra những sai lầm khiến bạn dễ mắc phải và cách khắc phục khi trồng rau sạch tại nhà nhé!

 1. Chọn đất trồng rau sạch tại nhà không phù hợp
Chọn đất trồng không phù hợp, đất không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cây trồng là một sai lầm phổ biến nhất đối với những nông dân phố mới bắt đầu trồng rau sạch tại nhà.
Đất trồng là yếu tố cơ bản và cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tùy theo từng loại cây trồng mà chọn loại đất thích hợp để cây sinh trưởng tốt và tiết kiệm chi phí khi chăm sóc. Tuy nhiên tất cả các loại đất trồng đều phải đảm bảo có đầy đủ chất dinh dưỡng, không lẫn tạp chất và được xử lý sạch mầm bệnh.

 
 
Thông thường rau trồng tại nhà được chia làm 2 nhóm: rau ăn lá và rau ăn quả.
 
➤ Đối với nhóm rau ăn lá – nhóm rau có thời gian sinh trưởng ngắn, bạn nên chọn các loại đất hữu cơ có độ tơi xốp, thoát nước tốt như đất sạch tribat giàu dinh dưỡng giúp bộ rễ của rau phát triển dễ dàng và hút chất dinh dưỡng tốt hơn.
 
➤ Đối với nhóm rau ăn quả - nhóm rau có thời gian sinh trưởng và thu hoạch kéo dài, bộ rễ thường phát triển sâu và rộng hơn so với nhóm rau ăn lá. Vì thế khi trồng nhóm rau này bạn nên sử dụng các loại đất có thành phần đất thịt cao như: đất sạch dinh dưỡng, đất thịt Organic…giúp bộ rễ bám chắc, tránh đổ ngã.
 
2. Xử lý hạt giống trước khi gieo không đúng cách

Giống cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng. Chọn giống nào, xử lý hạt giống ra sao để đạt được hiệu quả như mong đợi là câu hỏi thường được đặt ra.
 
Tùy theo điều kiện thời tiết, đặc điểm thích nghi, cũng như môi trường sinh trưởng và phát triển mà chọn giống trồng cho thích hợp. Có những loại rau đặc trưng ưa khí hậu lạnh, ưa điều kiện trồng trong môi trường ẩm ướt, hay chịu hạn… vì thế, trước khi muốn gieo trồng bạn cần tìm hiểu kỹ đặc điểm của giống có phù hợp với điều kiện trồng hiện tại hay không.

Xử lý hạt giống  như thế nào, nên ngâm ủ hạt ra sao, hay chỉ cần gieo trực tiếp là được? Tùy theo đặc điểm kích thước của từng loại hạt giống mà có cách xử lý khác nhau, không nhất thiết là hạt nào cũng phải mang đi ngâm ủ trước khi gieo.

 ➤ Thông thường các loại hạt giống có kích thước hạt nhỏ (nhỏ khoảng bằng hạt mè trở xuống), vỏ hạt mỏng như: các giống rau họ cải, xà lách, rau dền… bạn chỉ cần gieo trực tiếp lên bề mặt đất trồng rồi tưới phun sương mõi này 2 lần vào buổi sáng và chiều mát để giữ ẩm khoảng 2 đến 3 ngày là hạt nảy mầm.
 ➤  Đối với các loại hạt giống có kích thước hạt to cỡ hạt mè trở lên, vỏ hạt dày và cứng bạn nên tiến hành ngâm ủ hạt.
 Ngâm hạt: pha nước ấm với tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh (nhiệt độ khoảng 50oC) ngâm trong khoảng từ 6 – 8 tiếng là tốt nhất. Cá biệt có một số loại hạt giống cần ngâm ở nhiệt độ cao hơn và thời gian ngâm dài hơn, bạn cần lưu ý hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Ủ hạt: sau khi ngâm xong, vớt hạt ra và đặt vào khăn ẩm (ẩm chứ không ướt), giữ ẩm liên tục bằng cách để khăn trong hộp kín khoảng 12 – 24 tiếng. Chú ý tuyệt đối không được để khăn ủ bị khô vì hạt sẽ chết khô rất nhanh. Khi nào thấy hạt phình to và nứt vỏ thì mang đi gieo là tốt nhất (chú ý: không nên để mầm ra rễ quá dài mới mang đi gieo vì mầm sẽ dễ bị tổn thương, đứt rễ).

3. Gieo trồng quá dày
 Đối với những nông dân phố khi mới bắt đầu trồng rau sạch tại nhà, việc gieo hạt quá dày hay trồng nhiều loại với nhau trong cùng một đơn vị diện tích là điều khó tránh khỏi. Tại cửa hàng Nông nghiệp phố rất nhiều khách hàng đến mua lần đầu cảm thấy thích thú kệ hàng hạt giống đa dạng và cứ thế chọn mua cho thỏa thích, có khi lên đến vài chục loại một lúc. Khi mang về trồng cứ nghĩ mỗi gói, mỗi loại sẽ gieo hết vào một chậu là được, mà không biết phải gieo thưa hay tách nhổ tạo không gian cho cây phát triển.
Trồng quá dày sẽ làm cho không gian sinh trưởng trở nên hạn hẹp, cây phải chen chúc nhau, khả năng quang hợp của cây bị hạn chế, nguồn dinh dưỡng bị cạnh tranh… Những điều này sẽ khiến cho cây trở nên còi cọc, thiếu sức sống, dễ lây lan khi có sâu bệnh hại.
 Vì thế, tùy theo loại đối tượng rau trồng là rau ăn lá hay rau ăn quả bạn nên phân bố mật độ thích hợp (tán lá của các cây không giao nhau) đảm bảo không gian cho rau sinh trưởng và phát triển tốt.

 4. Bón phân vô tội vạ không theo định kỳ
 Đa số khi trồng rau sạch tại nhà thường nghĩ cứ bón càng nhiều phân cho rau thì rau sẽ càng tốt. Đó là một suy nghĩ sai lầm bạn nhé. Thực chất cây trồng cũng như con người, chỉ cần được cung cấp dinh dưỡng với lượng vừa phải và chế độ bón phân hợp lý là cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu bón phân nhiều quá cây dễ lâm vào tình trạng bị ngộ độc và chết.

 Cung cấp dinh dưỡng với lượng vừa phải
Để có một vườn rau sạch bạn chỉ nên sử dụng các loại phân hữu cơ vừa thân thiện với môi trường, vừa an toàn cho chính bạn. Tốt nhất bạn nên trộn phân bón với đất ngay từ khâu chuẩn bị đất trồng. Điều này sẽ giúp cho rau có nguồn dinh dưỡng chủ động ngay từ lúc đầu, tạo đà cho sự sinh trưởng và phát triển tốt. Trong quá trình chăm sóc, tùy theo từng loại rau bạn có thể bổ sung thêm loại phân bón phù hợp với liều lượng và chế độ bón hợp lý cho từng giai đoạn sinh trưởng để có được một vườn rau xanh tốt.
 
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Ngày 14 và 15/4/2024, Trường Sinh Group đã tham gia một sự kiện đặc biệt - Triển lãm Xúc tiến ...
Những năm gần đây, việc trồng rau hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng mới cho ngành nông ...
Ngày 12/11 vừa qua, đại diện Công ty CP sản xuất phân bón Trường Sinh - Bà Lê Thị Thu ...
Bạn muốn có một vườn rau sạch tại nhà vừa để thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng, ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận