Sau khi thu hoạch, bà con cần chú ý theo dõi sự phát triển của các cành tiêu.
- Bà con nên cắt các cành dây lươn, dây phụ để cây tập trung nuôi các cành ngang, cành chính vì đây là cành cho trái sau này
- Cắt cành có sâu, bệnh, cành chết héo đem đốt, cắt bớt các cành mọc sát mặt đất cho thoáng gốc. (Chú ý lát cắt không làm dập nát vết cắt) .
- Đối với những vườn tiêu có sử dụng cây trồng sống dùng làm trụ thì cần chú ý tỉa bớt cành lá của cây sử dụng làm trụ để tạo thông thoáng cho gốc tiêu và đề phòng gió mưa làm gẫy cây trụ, hư hại đến cây tiêu.
Hồ tiêu trong giai đoạn sau thu hoạch cần được cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng để phục hồi sau khi thu hoạch và tiếp tục phát triển.
Do đó, trong thời gian này, bà con cần chú ý theo dõi và bón thêm các loại phân phù hợp đối với cây trồng và giai đoạn trồng. Ngoài việc bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây bà con cũng có thể kết hợp xáo, xới đất nhằm mục đích tạo độ thoáng cho đất, giúp cho đất tơi xốp, cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng từ phân bón.
Còn đối với vườn hồ tiêu chưa cho trái thì việc bón phân nhằm mục đích thúc đẩy cây sinh trưởng tốt, vườn hồ tiêu sau thu hoạch thì bón phân để cây tiếp tục cho nhiều hoa, đậu nhiều trái. Sau khi thu hoạch xong bà con nên lấy nước sạch rửa vườn xịt lên lá thân cây sạch sẽ.
Phân bón hữu cơ sinh học Trường Sinh NPK sử dụng ngay sau khi thu
Lưu ý: Những vùng đất chua cần bón thêm vôi, mỗi gốc 100-200g vôi bột.3. Phòng trừ sâu bệnh
Trong giai đoạn sau thu hoạch, sức đề kháng của hồ tiêu rất yếu, bà con nên thường xuyên theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời các loại sâu bệnh. Thông thường, bà con cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sau:
- Cắt bỏ các bộ phận cây bị bệnh, đưa ra xa vườn để tiêu hủy, đối với cây bị bệnh nặng cần đào bỏ gốc để trồng lại cây mới.
- Dùng các loại thuốc đặc hiệu để phòng ngừa.
- Tiếp tục chăm sóc cho cây mau phục hồi.
Bà con nên chú ý các loại bệnh trên cây tiêu hầu hết là không thể hoặc rất khó chữa nên biện pháp hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh.
Chúc bà con thành công!