Cà phê kinh doanh hằng năm cần được cắt tỉa thường xuyên trong năm nhưng quan trọng nhất là sau khi thu hoạch.
Việc cắt tỉa cành sẽ giúp kích thích cây nhanh phục hồi và phát triển cành thứ cấp, phân hóa mầm hoa. Nếu cắt cành quá sớm hay quá muộn thì việc kích ra hoa của chúng ta sẽ không hiệu quả mà chỉ làm phát triển cành thứ cấp. Tỉa cành tạo tán giúp cho cây được cân đối, phân bố đều ánh sáng và các cành mang quả, để thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch và để cây được thông thoáng giúp cây hạn chế được sâu bệnh.
Cần tiến hành cắt tỉa vào những ngày nắng ráo (sau thu hoạch từ 15 – 25 ngày), dùng cưa hoặc kéo sắc để không bị sứt cành, vết cắt không bị xước. Khi cắt thì cắt tỉa cành từ phía trên xuống và cắt từ trong ra ngoài để tiện cho việc quan sát, không bị bỏ sót và có thể chọn lựa những cành cần để lại.
Các loại cành cần cắt bỏ là:
- Những cành chết, cành khô, bị sâu bệnh.
- Cành già, cành bị dị dạng, còi cọc, nhỏ yếu, hoặc cành mọc sát hay đụng đất.
- Cành tăm, các chồi vượt, chồi nằm sâu trong tán lá, cành mọc ngược, mọc thẳng đứng, hay chen chúc nhiều cành trên cùng 1 đốt.
- Những cành đã cho quả hầu hết ở các đốt và chỉ còn chừa một số đốt ở ngọn, mà cành thứ cấp đã bắt đầu phát sinh thì nên cắt bỏ đoạn phía ngoài, để cây tập trung nuôi cành thứ cấp sẽ mang trái.
Việc cắt tỉa cành sẽ giúp kích thích cây nhanh phục hồi và phát triển cành thứ cấp, phân hóa mầm hoa. Nếu cắt cành quá sớm hay quá muộn thì việc kích ra hoa của chúng ta sẽ không hiệu quả mà chỉ làm phát triển cành thứ cấp. Tỉa cành tạo tán giúp cho cây được cân đối, phân bố đều ánh sáng và các cành mang quả, để thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch và để cây được thông thoáng giúp cây hạn chế được sâu bệnh.
Cần tiến hành cắt tỉa vào những ngày nắng ráo (sau thu hoạch từ 15 – 25 ngày), dùng cưa hoặc kéo sắc để không bị sứt cành, vết cắt không bị xước. Khi cắt thì cắt tỉa cành từ phía trên xuống và cắt từ trong ra ngoài để tiện cho việc quan sát, không bị bỏ sót và có thể chọn lựa những cành cần để lại.
Các loại cành cần cắt bỏ là:
- Những cành chết, cành khô, bị sâu bệnh.
- Cành già, cành bị dị dạng, còi cọc, nhỏ yếu, hoặc cành mọc sát hay đụng đất.
- Cành tăm, các chồi vượt, chồi nằm sâu trong tán lá, cành mọc ngược, mọc thẳng đứng, hay chen chúc nhiều cành trên cùng 1 đốt.
- Những cành đã cho quả hầu hết ở các đốt và chỉ còn chừa một số đốt ở ngọn, mà cành thứ cấp đã bắt đầu phát sinh thì nên cắt bỏ đoạn phía ngoài, để cây tập trung nuôi cành thứ cấp sẽ mang trái.
Lưu ý:
Khi cắt tỉa đừng cắt sát gốc cành, chừa khoảng 2 – 3 cm cách gốc cành, và cành chừa không được quá dài. Sau khi cắt tỉa thì nên để lại những cành nhỏ và lá trong vườn để góp phần giữ ẩm và trả lại dinh dưỡng cho đất.
Trường hợp sau khi thu hoạch, cây có nhiều cành bị khô và quá suy yếu thì nên đợi đến mùa mưa để cây có thể hồi phục trước rồi tiến hành cắt tỉa.
2. Bón phân
Bón phân vào giai đoạn sau thu hoạch rất quan trọng, vì cây cà phê đang kiệt sức, nếu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ giúp cây phục hồi và kích cây ra hoa tốt hơn, đồng thời ra hoa và đậu quả tập trung sẽ dễ dàng để nuôi trái, hạn chế tình trạng rụng trái non.
Bà con nên dùng các loại phân bón hữu cơ sinh học hoặc phân bón hữu cơ vi sinh để đất được tơi xốp, giúp các hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, hạn chế tuyến trùng và những nấm bệnh gây hại có trong đất. Cây sẽ phát triển tốt bền vững và cho năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn với con người và không gây ô nhiễm môi trường.
Bón phân bằng cách rải phân xung quanh gốc (không rải sát gốc hay bón trực tiếp vào gốc), có thể trộn phân bón với đất và vun thành bồn ở gốc cây giống như hình chóp nón, và tạo rãnh xung quanh mép tán cây cà phê để bón phân, chiều rộng của rãnh sẽ thay đổi theo độ rộng của tán cây. Chiều sâu của rãnh từ 30 – 40 cm, rộng khoảng 30 cm và chiều dài thì tùy theo chiều rộng của tán. Việc đắp bồn và tạo rãnh xung quanh sẽ giúp phân bón không bị rửa trôi và có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cây có thể từ từ sử dụng.
Liều lượng phân bón thì bà con cần tùy vào tình trạng của cây, tuổi của cây cũng như loại đất trồng để bón phân sao cho hợp lý, sao cho vừa có thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu dùng phân bón hữu cơ chế biến thì bà con nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất phân bón.
Khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học hay phân hữu cơ vi sinh thì bà con không nên sử dụng thêm thuốc BVTV, các loại phân hóa học vì các chất hóa học có thể làm chết các vi sinh vật có lợi, làm giảm hiệu lực của phân bón, và làm tốn kém chi phí.
Khi cắt tỉa đừng cắt sát gốc cành, chừa khoảng 2 – 3 cm cách gốc cành, và cành chừa không được quá dài. Sau khi cắt tỉa thì nên để lại những cành nhỏ và lá trong vườn để góp phần giữ ẩm và trả lại dinh dưỡng cho đất.
Trường hợp sau khi thu hoạch, cây có nhiều cành bị khô và quá suy yếu thì nên đợi đến mùa mưa để cây có thể hồi phục trước rồi tiến hành cắt tỉa.
2. Bón phân
Bón phân vào giai đoạn sau thu hoạch rất quan trọng, vì cây cà phê đang kiệt sức, nếu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ giúp cây phục hồi và kích cây ra hoa tốt hơn, đồng thời ra hoa và đậu quả tập trung sẽ dễ dàng để nuôi trái, hạn chế tình trạng rụng trái non.
Bà con nên dùng các loại phân bón hữu cơ sinh học hoặc phân bón hữu cơ vi sinh để đất được tơi xốp, giúp các hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, hạn chế tuyến trùng và những nấm bệnh gây hại có trong đất. Cây sẽ phát triển tốt bền vững và cho năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn với con người và không gây ô nhiễm môi trường.
Bón phân bằng cách rải phân xung quanh gốc (không rải sát gốc hay bón trực tiếp vào gốc), có thể trộn phân bón với đất và vun thành bồn ở gốc cây giống như hình chóp nón, và tạo rãnh xung quanh mép tán cây cà phê để bón phân, chiều rộng của rãnh sẽ thay đổi theo độ rộng của tán cây. Chiều sâu của rãnh từ 30 – 40 cm, rộng khoảng 30 cm và chiều dài thì tùy theo chiều rộng của tán. Việc đắp bồn và tạo rãnh xung quanh sẽ giúp phân bón không bị rửa trôi và có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cây có thể từ từ sử dụng.
Liều lượng phân bón thì bà con cần tùy vào tình trạng của cây, tuổi của cây cũng như loại đất trồng để bón phân sao cho hợp lý, sao cho vừa có thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu dùng phân bón hữu cơ chế biến thì bà con nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất phân bón.
Khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học hay phân hữu cơ vi sinh thì bà con không nên sử dụng thêm thuốc BVTV, các loại phân hóa học vì các chất hóa học có thể làm chết các vi sinh vật có lợi, làm giảm hiệu lực của phân bón, và làm tốn kém chi phí.
3.Tưới nước
Sau khi thu hoạch thì cây cà phê sẽ bắt đầu phân hóa mầm hoa, vì vậy nước có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn này, nó ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa, quyết định khả năng cho trái và cho năng suất.
- Nếu tưới quá sớm thì cây sẽ nhanh ra lá và chồi, cây không tập trung để phân hóa mầm hoa khiến cây nở hoa không đều, làm cho trái chín rời rạc và thu hoạch không tập trung.
- Nếu tưới quá trễ thì cây sẽ bị “khát” và không có sức để phục hồi, và cũng không phân hóa mầm hoa tốt, kéo theo năng suất và chất lượng giảm thấp.
Ngoài việc tưới nước đúng lúc còn cần phải đúng lượng nước để không quá thiếu hay lãng phí nước. Lượng nước tưới vừa đủ thấm khoảng 50 cm, trong phạm vi rễ cây hoạt động, mỗi đợt tưới cách nhau khoảng 20 – 25 ngày. Đối với đất có thành phần cơ giới nặng thì nên tăng lượng nước và kéo dài chu kỳ tưới để tiết kiệm được số lần tưới.
Khi tưới cần phải xem thời tiết như thế nào, nếu trời mưa thì nên điều chỉnh lượng nước tưới và chu kỳ tưới sao cho vừa đủ. Có thể tưới trực tiếp bằng vòi xịt, kết hợp với kỹ thuật làm bồn khi bón phân sẽ giúp phân bón thấm nhanh và cây sẽ dễ dàng hấp thu được các chất dinh dưỡng.
Sau khi thu hoạch thì cây cà phê sẽ bắt đầu phân hóa mầm hoa, vì vậy nước có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn này, nó ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa, quyết định khả năng cho trái và cho năng suất.
- Nếu tưới quá sớm thì cây sẽ nhanh ra lá và chồi, cây không tập trung để phân hóa mầm hoa khiến cây nở hoa không đều, làm cho trái chín rời rạc và thu hoạch không tập trung.
- Nếu tưới quá trễ thì cây sẽ bị “khát” và không có sức để phục hồi, và cũng không phân hóa mầm hoa tốt, kéo theo năng suất và chất lượng giảm thấp.
Ngoài việc tưới nước đúng lúc còn cần phải đúng lượng nước để không quá thiếu hay lãng phí nước. Lượng nước tưới vừa đủ thấm khoảng 50 cm, trong phạm vi rễ cây hoạt động, mỗi đợt tưới cách nhau khoảng 20 – 25 ngày. Đối với đất có thành phần cơ giới nặng thì nên tăng lượng nước và kéo dài chu kỳ tưới để tiết kiệm được số lần tưới.
Khi tưới cần phải xem thời tiết như thế nào, nếu trời mưa thì nên điều chỉnh lượng nước tưới và chu kỳ tưới sao cho vừa đủ. Có thể tưới trực tiếp bằng vòi xịt, kết hợp với kỹ thuật làm bồn khi bón phân sẽ giúp phân bón thấm nhanh và cây sẽ dễ dàng hấp thu được các chất dinh dưỡng.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Một số sâu bệnh cần chú ý là rệp sáp, rệp vảy, bọ xít, bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua hay nấm thân,… bà con nên thường xuyên kiểm tra vườn, và có thể phòng ngừa những sâu bệnh ngay từ khi trồng, bằng cách trồng cây che bóng, thiết kế vườn trồng hợp lý, sau thu hoạch tỉa cành tạo tán và bón phân hợp lý, như vậy vừa có thể tiết kiệm được các chi phí và công lao động, vừa cân bằng hệ sinh thái của tự nhiên và sâu bệnh sẽ bị hạn chế.
Một số sâu bệnh cần chú ý là rệp sáp, rệp vảy, bọ xít, bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua hay nấm thân,… bà con nên thường xuyên kiểm tra vườn, và có thể phòng ngừa những sâu bệnh ngay từ khi trồng, bằng cách trồng cây che bóng, thiết kế vườn trồng hợp lý, sau thu hoạch tỉa cành tạo tán và bón phân hợp lý, như vậy vừa có thể tiết kiệm được các chi phí và công lao động, vừa cân bằng hệ sinh thái của tự nhiên và sâu bệnh sẽ bị hạn chế.
Cây cà phê vào giai đoạn sau thu hoạch giống như những người phụ nữ sau cơn “vượt cạn” vậy, kiệt sức và rất cần được chăm sóc. Vì vậy cần nắm rõ những kỹ thuật cần thiết như cắt tỉa cành, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh để cây nhanh chóng phục hồi và phát triển tốt, và cũng không quên là không sử dụng các chất hoá học để an toàn cho sức khỏe của chính mình, cũng như thân thiện với môi trường nhé.