1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Kỹ Thuật Nuôi Trồng

Kỹ thuật cắt tỉa cây cà phê hiệu quả

Một trong những kỹ thuật quan trọng và cần thiết để cây cà phê được sinh trưởng tốt và cho năng suất cao chính là tạo hình và cắt cành cho cây cà phê. Cắt cành cho cây không những loại bỏ được những cành sâu bệnh, những cành không mang quả và đặc biệt là những cành tăm cạnh tranh dinh dưỡng đối với các cành thứ cấp cho quả. Cắt cành hợp lý sẽ giúp cây cà phê phục hồi nhanh hơn sau thời gian thu hoạch, chùm quả lớn hơn và hạn chế được các loại sâu bệnh trên vườn cây.

Trong quá trình chăm sóc cây cà phê chúng ta cần tiến hành cắt cành 2 lần trong năm để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt nhất.
Lần thứ nhất là thời điểm sau khi thu hoạch để giúp cây loại bỏ ngay những cành vô hiệu ngay từ đầu, để cây có thể phục hồi và kích thích các mần ngủ phát triển thành cành thứ cấp. Việc cắt cành đúng thời điểm sẽ kích thích được các mầm hoa phát triển. Nếu cắt cành quá sớm cũng như quá muộn sẽ khiến cây phát sinh ra nhiều cành thứ cấp nhưng không hình thành hoa, bên cạnh đó khi cắt cành muộn, cây đã ra hoa thì bà con thường không cắt tỉa cành nhiều nữa mà lại loại bỏ lá khiến cây dễ bị khô cành.
Nếu khi thu hoạch mà cây có nhiều cành khô và bị đuối sức, bà con không nên cắt cành mà cần để cây phục hồi trước, đến mùa mưa khi tất cả các lá trên cây đều xanh thì ta tiến hành.

Trong đợt cắt cành đầu tiên này bà con nên tiến hành cắt từ trên xuống, lần lượt từng cành để dễ dàng quan sát và chọn lựa được những cành cần thiết. Việc cắt từ trên xuống và từ trong ra ngoài sẽ giúp bà con bao quát được toàn cây và không bỏ sót những cành cần loại bỏ. Những cành cà phê cần loại bỏ trong quá trình cắt là:
Cắt tỉa những cành cà phê vô hiệu, không cho năng suất (Cành già, cành khô, cành xương cá, chân vịt, tổ quạ, cành sâu bệnh, cành vượt, cành chùm...) là những cành không cho trái mà chỉ làm cho tán cây thêm rậm rạp, một số cành mặc dù có trái nhưng vươn quá dài ra khỏi tán, thòng xuống che rợp các cành dưới cũng nên cắt bỏ.
Những cành thứ cấp mọc hướng vào phía bên trong tán lá mà không hướng ra ngoài, những cành mọc thẳng đứng hướng lên trên hay xuống dưới đều cần loại bỏ vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo hình và thu hoạch. Những cành mọc thành chùm cũng cần loại bỏ.

Cần loại bỏ một số cành thứ cấp nằm phía trên cùng của tán để tạo điều kiện cho ánh sáng được chiếu vào tán cây, giúp cây thông thoáng hơn.
Đối với những cành già những vẫn có khả năng cho trái bạn cần cắt ngắn những cành đã mang quả già cỗi để cây tập trung dinh dưỡng vào những cành thứ cấp bên trong có khả năng cho quả.
Trong đợt cắt cành thứ hai là vào thời điểm tháng 6- tháng 7. Đây là thời điểm giữa mùa mưa khi mà cây cà phê đã được phục hồi đầy đủ và đang trong giai đoạn nuôi trái. Bà con cần tiến hành cắt cành để tỉa thưa cho cây và loại bỏ đi những cành vô hiệu bỏ sót trong đợt cắt cành thứ nhất. Loại bỏ những cành đã bị sâu bệnh và vẫn chọn lựa những cành nuôi dưỡng cho mùa sau. Bà con chỉ nên tỉa vừa phải, không nên tỉa quá nhiều khiến cây giảm năng suất trong vụ sau. Trong quá trình tỉa thưa bạn cần loại bỏ những cành mọc ngược, cành thẳng đứng, cành mọc chen chúc trên cùng một đốt hay các cành mọc trong cùng của tán lá.

Đối với vườn cà phê đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản thì bạn không cần quá chú trọng vào biện pháp làm cành mà nên hướng đến tạo hình cho cây nhiều hơn. Không nên loại bỏ tất cả cành thứ cấp trên cây. Chỉ nên duy trì việc lặt cành tăm để cây được phát triển nhanh chóng và ổn định được cành thứ cấp.
Ngoài ta trong quá trình cắt cành bà con cần chú ý đến những cành có dấu hiệu dị dạng, cong queo và xuất hiện màu sắc khác thường thì cần loại bỏ ngay. Khi cắt cành bà con không nên cắt quá sát vào gốc lá, cách khoảng từ 2- 3 cm là thích hợp. Cần chú ý sử dụng kéo sạch bệnh, không nên dùng kéo đã cắt ở những cây bị sâu bệnh cắt sang những cây sạch bệnh sẽ làm bệnh lây lan.

Đối với cây cà phê vối được tạo hình đơn thân thì kỹ thuật cắt cành là một trong những kỹ thuật quan trọng và cần thiết để duy trì được năng suất và chất lượng cho vườn cà ổn định. Bà con cần lưu ý kết hợp với các biện pháp bón phân và làm cỏ hợp lý để vườn cà đạt năng suất tốt nhất.

Kính chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Ngày 14 và 15/4/2024, Trường Sinh Group đã tham gia một sự kiện đặc biệt - Triển lãm Xúc tiến ...
Những năm gần đây, việc trồng rau hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng mới cho ngành nông ...
Ngày 12/11 vừa qua, đại diện Công ty CP sản xuất phân bón Trường Sinh - Bà Lê Thị Thu ...
Bạn muốn có một vườn rau sạch tại nhà vừa để thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng, ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận