1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Kỹ Thuật Nuôi Trồng

Kinh nghiệm trồng ổi trong chậu tại nhà

Ổi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đây là loại trái cây được liệt kê vô danh sách các loại trái cây có nhiều vitamin bao gồm vitamin C, A, kẽm, kali và mangan có tác dụng làm đẹp, chữa bệnh và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, theo India Times.
Ngoài ra ổi còn chứa rất nhiều chất xơ, ăn một quả ổi mỗi ngày đáp ứng 12% nhu cầu chất xơ của cơ thể, tác dụng nhuận trường cho đường ruột khỏe mạnh. Vậy để tự trồng 1 cây ổi tại nhà liệu có dễ cho tất cả chúng ta? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách để chăm sóc một cây ổi tại nhà nhé!

  1. Chọn giống cây ổi và chọn chậu trồng
  • Chọn giống
Để cây ổi trồng trong chậu nhanh có trái nên chọn cây giống từ chiết cành, từ lúc trồng vào trong chậu đến khi ra trái chỉ mất 4-6 tháng. Nhưng cây giống có nguồn gốc từ chiết cành sẽ nhanh bị suy yếu nếu chúng ta để trái quá nhiều trên cây, có trường hợp cây ổi chỉ cho một đợt trái đầu tiên rồi yếu dần. Nếu trồng ổi bằng hạt thì phải mất 3-4 năm mới cho trái và thời gian thu hoạch lâu hơn.
  • Lựa chọn chậu
Chậu trồng cây ổi tại nhà phải có kích thước tương đối đủ để cây có trái thường xuyên, chọn chậu sành hay thùng nhựa với kích thước đường kính chậu từ 30-40cm, chiều cao chậu từ 35-50 cm, chậu càng to cây càng lớn cho nhiều cành nhánh, sau 6 tháng và thu hoạch được hai đợt trái thì sang chậu với kích thước tăng thêm 10 cm (ưu tiên tăng về đường kính miệng chậu). Như vậy cứ mỗi năm tăng dần kích thước chậu thay theo kích thước lớn của cây.
Lưu ý nếu trồng thùng xốp thì đục lỗ 2 bên hông thùng, không đục đáy, nhằm giữ ẩm nước trong đất.
  1. Bón phân
Cây ổi nói chung hầu như không kén đất, tuy nhiên do trồng trong chậu nên cần lưu ý chọn đất trồng cây tơi xốp thoát nước tốt và bổ sung thêm phân bón hữu cơ, tốt nhất nên chọn phân có nguồn gốc từ xác dược liệu để rễ cây không bị nấm bệnh, bởi những loại phân bón có nguồn gốc từ phân động vật nếu chưa được ủ kỹ cũng như quy trình sản xuất sơ sài sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn cho cây . Trên thị trường ngày nay hầu hết các loại phân được ủ từ phân chuồng, phân động vật, như các bạn cũng biết động vật hay ăn các loại cỏ, hạt, và khi được ủ từ phân động vật  hạt còn sót lại ở trong phân sẽ dễ gây cỏ cho cây, do vậy mà cây sẽ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng của phân. Sử dụng phân được ủ từ xác dược liệu, vừa có thể hạn chế được cỏ dại, vừa có thể vệ sinh an toàn thực phẩm hơn.
Về phân từ xác dược liệu các bạn có thể tham khảo link dưới đây nhé:
http://phanbontruongsinh.com/san-pham/
Cây con cần có nhiều chất dinh dưỡng, những yếu tố đầu vào cho cây rất quan trọng, nên chọn loại đất được trộn cùng xơ dừa + Phân bón hữu cơ
Cụ thể tỷ lệ trộn đất như sau: 2 bao đất sạch + 1/2 giá thể xơ dừa + 1 kg  phân bón hữu cơ. Cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, sau đó trồng cây ổi giống vào, nhớ tháo bỏ lớp nilon bao rễ, dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới.
Sau đó khi cây đã ổn định khỏe khoắn, mỗi năm cần cung cấp dinh dưỡng cho cây từ khi trồng đến khi thu hoạch xong. Năm đầu tiên cần bón phân N:P:K chia làm bốn lần bón tùy theo chậu lớn hay nhỏ. Sang năm thứ 2 cũng chia làm bốn lần bón như năm đầu, nhưng tăng tỉ lệ Phân bón hữu cơ gấp đôi so với năm đầu tiên. Cũng chia làm bốn lần bón như năm đầu tiên. Năm thứ ba, lượng phân bón tăng gấp ba lần so với năm đầu. Từ năm thứ tư trở lên ổi đã ra khá nhiều hoa  nên trước khi ra hoa khoảng một tháng, cần bón thêm Phân bón hữu cơ sẽ giúp cây nở nhiều hoa. Đạm, lân và kali rất cần thiết cho sự phát triển của cây: đạm góp phần làm cây nhanh lớn, nhiều chồi. Lân góp phần làm tăng khả năng nảy chồi, đẻ nhánh ra hoa, ra quả và tăng sức đề kháng cho cây. Kali góp phần tăng khả năng cứng rắn và quả ổi đỡ bị rụng.
  1. Chăm sóc cho cây
            Trồng ổi trong chậu sẽ dễ dàng di chuyển cây, nhưng tuyệt đối không lam dụng việc di chuyển vì nếu di chuyển quá nhiều sẽ làm rễ cây lung lay, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và đậu trái của ổi. Nên đặt chậu nơi có ánh sáng đầy đủ hay có thời gian chiếu sáng hoàn toàn từ 5-6 giờ để cây quang hợp và ra hoa ra trái. Tưới nước thường xuyên và luôn giữ cây ổi trồng chậu đủ ẩm. Dùng vật kê cao đáy chậu để chống úng cho cây khi tưới nước.
Khi thấy cây ổi bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tỉa bỏ bớt trái để dưỡng cho trái ổi còn lại mau lớn, mỗi cành chỉ để 1-2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái phái ngoài ngọn.
Cách ngắt ngọn là bạn đếm từ trái lên 4 lá hai bên rồi ngắt để cây tập trung nuôi trái không đâm cành nữa. Khi ổi vừa nhỉnh trái bạn bẻ núm trái để trái mau lớn. Đợt trái đầu tiên mỗi cây ổi trồng trong chậu nên nuôi từ 3-4 trái là đủ. Nếu để quá nhiều trái trên cây thì không đủ dinh dưỡng, trái ổi dễ bị rụng. Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn.
Khi cây ổi cho vài đợt trái và thấy hiện tượng cây bắt đầu suy yếu thưa lá, lá mới nhỏ dần thì tiến hành cắt tỉa thu gọn bớt tán cây, bón phân đầy đủ để cây ổi bắt đầu cho đợt trái mới. Có thể lấy than đập dập ngâm nước khoảng 2-3 ngày để khô rải xung quanh gốc. Trước đó nên bổ sung thêm đất trộn và thêm 1 lớp Phân bón hữu cơ lên trên mặt, hai lần bón cách nhau nửa tháng.
Cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp. Lưu ý giữ bấm ngọn để tạo khung tán cho cây ổi phát triển theo hình cây nấm
Khi thấy cây ổi đã quá lớn so với kích thước chậu trên thì phải thay chậu khác lớn hơn, cây ổi mới sinh trưởng tốt.
  1. Phòng trừ sâu bệnh
Cây ổi trồng trong chậu tại nhà ít khi bị sâu bệnh tấn công, chỉ khi có trái cần phải bao lại bằng bịch nilon (cắt lỗ đáy) để tránh bị ruồi hút chích làm thối quả.
Có thể dùng thuốc trừ tự chế từ nước tỏi và ớt phun cho cây ổi nhằm xua đuổi côn trùng không tới gần.
Những trái ổi do chính mình chăm sóc sẽ mang nhiều hương vị thơm ngon và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Chúc các bạn thành công!
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Ngày 12/11 vừa qua, đại diện Công ty CP sản xuất phân bón Trường Sinh - Bà Lê Thị Thu ...
Bạn muốn có một vườn rau sạch tại nhà vừa để thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng, ...
Những năm gần đây, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) tổ chức sản xuất sầu riêng theo hình thức liên kết ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận