1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Kỹ Thuật Nuôi Trồng

CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Trong quá trình phát triển cây trồng cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để có thể phát triển một cách toàn diện, cho năng suất, chất lượng cao. Nguồn dinh dưỡng được cây hấp thu từ đất, trong quá trình canh tác lâu dài đất sẽ dần bị thoái hóa do nhiều yếu tố. Vì vậy để đảm bảo cây trồng được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bà con nên định kì bón phân.
Vậy cây cần bón loại phân nào? Loại phân đó cần có các chất dinh dưỡng nào? Và khi thiếu các chất dinh dưỡng đó cây trồng sẽ ra sao?
Hãy cùng Phân bón Trường Sinh tìm hiều và trả lời các câu hỏi qua bài viết này nhé!

A. Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng
Các chất dinh dưỡng chia làm 3 loại chính:
1.Đa lượng:     
- Đạm(N): Thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của các mô sống. Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, hạt ngũ cốc.
- Lân(P): Cần thiết cho sự phân chia tế bào, kích thích rễ và ra hoa
- Kali(K): Có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xenlulo, giúp cây cứng cáp, trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và màu sắc trái, quả…
2.Trung lượng:
- Lưu Huỳnh(S): là thành phần của một số axít amin cũng như aminoaxít liên quan đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin và các Coenzim A giúp cho cấu trúc Protein được vững chắc.
- Magiê(Mg): thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp. Là hoạt chất của hệ ezim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic. Thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân giúp đường vận chuyển dễ dàng hơn trong cây.
3.Vi Lượng:
- Sắt(Fe): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây. Là thành phần chủ yếu của nhiều enzim, đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá diệp lục tố.
- Mangan(Mn): Xúc tác trong một số phản ứng enzim và sinh lý trong cây, cần thiết cho quá trình hô hấp của cây. Hoạt hoá các enzim liên quan đến sự chuyển hoá đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm soát thể Oxy hoá – khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.
- Bo(B):Ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim. Có khả năng tạo phức với các hợp chất Polyhydroxy. Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển Hydrát carbon được dễ dàng. Cần cho quá trình tổng hợp và phân chia tế bào. Giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. Thiết yếu với sự tổng hợp protein trong cây.
- Đồng(Cu): là thành phần của men Oxydase và thành phần của nhiều enzimascorrbic, Phenolase… Xúc tiến quá trình hình thành Vitamin A…..
B, Các biểu hiện khi cây thiếu/ thừa các chất dinh dưỡng
- Đạm(N)
+Thiếu Đạm: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…
+Dư (thừa) Đạm: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…
- Lân (P)
+ Thiếu Lân: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
+ Dư(thừa) Lân: thường rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng.
- Kali (K)
+ Thiếu Kali, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
+ Dư Kali: cũng khó nhận diện (Vd: đối với cây trông là Cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi)
 - Canxi(Ca)
+ Thiếu Canxi: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
+ Không có triệu chứng khi dư (thừa) Canxi tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…
 - LưuHuỳnh(S)
+ Khi thiếu (S): triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết (lưu ý: thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)
 - Magiê (Mg)
+Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…
+ Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…
 - Bo(B):Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa.
+Thiếu Bo: hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. Đối với một số cây như Củ Cải thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.
 - Đồng (Cu)
+ Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây; giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh…
 - Kẽm (Zn)
+ Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây. Thiếu kẽm năng suất, chất lượng cây trồng giảm.
 - Molipden(Mo)
+ Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục… Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do.
          Nhận thấy, mỗi nguyên tố dinh dưỡng đều đảm nhiệm một nhóm chức năng sinh lý trong cây và nếu một mắt xích nào đó bị gián đoạn hay bị ảnh hưởng đều cản trở quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Vì vậy, để cây trồng phát triển tốt và mang lại năng suất cao thì vấn đề bổ sung ĐỦ và ĐÚNG các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng là rất cần thiết. Trường Sinh NPK 2.5-1-1 của Công ty Phân Bón Trường Sinh được xem là giải pháp tối ưu cho vấn đề cải tạo chất lượng đất, cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho đất và cây trồng phát triển.
Trong số các chất dinh dưỡng thiết yếu : C, H, O cây lấy trực tiếp từ không khí và nước có trong tự nhiên. Còn lại các chất gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S), săt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypden (Mo) cây phải lấy từ đất và phân bón. Vì vậy, sự có mặt của các chất này trong phân bón với lượng và tỷ lệ phù hợp là điều quyết định tạo nên chất lượng và hiệu quả của mỗi loại phân bón Trường Sinh.
Tuy nhiên, bà con cũng nên nhớ rằng: mọi sự thiếu hụt dinh dưỡng của cây tại thời điểm quan sát được, đều đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ trước đó. Việc bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng thiếu hụt tại thời điểm phát hiện là điều cần thiết, song sự bổ sung ấy sẽ không khắc phục được hoàn toàn những tổn hại. Do vậy, công việc theo dõi và ghi nhớ các hiện tượng quan sát trong quá trình trồng trọt sẽ vô cùng hữu ích cho công việc chăm sóc cây trồng, nó là cơ sở cho việc điều chỉnh liều lượng, tỷ lệ dinh dưỡng cho cây trồng một cách cân đối hơn, hiệu quả hơn ở các vụ tiếp theo.
Chúc bà con vụ mùa thắng lợi!
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Ngày 14 và 15/4/2024, Trường Sinh Group đã tham gia một sự kiện đặc biệt - Triển lãm Xúc tiến ...
Những năm gần đây, việc trồng rau hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng mới cho ngành nông ...
Ngày 12/11 vừa qua, đại diện Công ty CP sản xuất phân bón Trường Sinh - Bà Lê Thị Thu ...
Bạn muốn có một vườn rau sạch tại nhà vừa để thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng, ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận