Đứng trước tình hình thị trường khó khăn là thế gia đình anh Phạm Văn Điền ở thôn 3 xã Tân Nghĩa huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng vẫn cố gắng bám trụ giữ lại vườn tiêu của gia đình với hi vọng giá Tiêu sẽ sớm tăng trở lại cải thiện cuộc sống của gia đình. Nhưng khó khăn lại càng chồng chất khi cơn lốc dịch bệnh làm Tiêu chết hàng loạt tràn qua Tây Nguyên. Trải qua thời kì khủng hoảng ,vườn tiêu của gia đình anh Điền càng trở nên xấu xí, đất đai cằn cỗi, vườn tiêu khô héo 2/3ha.

Hình ảnh minh họa
Theo câu chuyện của anh kể, khó khăn nhất là khi mới đầu tư trồng lại vườn tiêu của gia đình giai đoạn này câu Tiêu chưa cho trái, vốn đầu tư nhiều, đất đai thì cằn cỗi, phương thức canh tác lạc hậu, sâu bệnh hại thường xuyên khiến cho anh lo lắng có những đêm mất ngủ suy nghĩ. Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật thì quá nhiều loại, sử dụng hết loại này đến loại khác nhưng vườn Tiêu vẫn bị bệnh, chậm phát triển. Hai vợ chồng anh suốt ngày kiếm tiền hết lo cái ăn, cái mặc, đến lo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trị bệnh cho cây, quá chật vật. Đã chật vật về vốn đầu tư lại nghe thông tin báo Đài có nhiều nơi nông dân đã phá bỏ vườn Tiêu chuyển đổi cây trồng khác, làm tinh thần hai vợ chồng thêm nao núng.
Tại thời điểm ấy anh có cơ hội tiếp xúc với dòng phân bón hữu cơ sinh học Trường Sinh. Đây trở thành một mốc thời gian khó quên đối với anh và cả gia đình. Với công nghệ hiện đại cùng công thức ủ phân đặc biệt từ nguồn nguyên liệu sạch Phân bón hữu cơ sinh học Trường Sinh giúp cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng nâng cao được năng suất, chất lượng nông sản, tăng sức đề kháng cho cây, tăng sức chống chịu với sâu bệnh….

