1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Tin nhà nông

Thanh Hóa: Tăng cường phòng chống sâu bệnh vụ mùa 2019

Hiện nay, tại Thanh Hóa, diện tích lúa mùa của tỉnh đang ở giai đoạn đứng cái làm đòng, một số nơi đã trỗ; cây ngô đang giai đoạn 3-6 lá đến trỗ cờ, một số diện tích đang cho thu hoạch. Tuy nhiên, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều, nắng mưa xen kẽ, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, đặc biệt là ảnh hưởng của bão số 3. Đây là điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh phát sinh gây hại.

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, trên lúa từ nay đến cuối vụ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 có nguy cơ tăng nhanh về mật độ và phạm vi gây hại; các bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh lùn sọc đen phương Nam tiếp tục gây hại. Trên ngô, sâu keo mùa Thu tiếp tục gây hại ngô giai đoạn từ 3-6 lá cho đến giai đoạn ngô trỗ cờ.

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã và đang thực hiện quyết liệt công tác chỉ đạo; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo cán bộ bám sát đồng ruộng; tập trung vào một số nội dung, giải pháp sau:

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra đồng ruộng tại xã Yên Ninh, huyện Yên Định. 

Đối với cây ngô: Thực hiện nghiêm túc công tác phòng trừ sâu keo mùa Thu, trong đó chú ý giai đoạn ngô 3-6 lá. Nếu phát hiện sâu tuổi 1-3, cần sử dụng các loại thuốc sau để phun như V.K (16WP, 32WP), Biocin 16WP, Clever (15SC, 300WG), Sunset 300WG, Indo Gold 150EC, Ebato 160EC, Berry 110EC, Radiant 60SC, Match 50EC… Nếu mật độ sâu quá cao, cần phun kép 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Đối với cây lúa: Tập trung theo dõi rầy trên lúa giai đoạn ôm đòng. Khi mật độ rầy từ 1.000 con/m2 trở lên, chỉ đạo hướng dẫn phun trừ bằng các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn như: Cheestar 50WG, Chess 50WG, CyO Super 200WP, Chatot 600WP, Elsin 10EC… Chỉ đạo phun kép lần 2 (cách lần 1 từ 3-4 ngày) nếu mật độ rầy quá cao. Những ruộng lúa giai đoạn chín sáp đến đỏ đuôi, khi mật độ rầy trên 1.500 con/m2 sử dụng các loại thuốc tiếp xúc như hoạt chất Fenobucarb để phun vào phần gốc lúa.

Đối với sâu cuốn lá, thường xuyên thăm đồng, khi mật độ trên 20 con/m2 cần chỉ đạo phun trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Clever 300WG, Altach 5EC, Opulent 150SC, Takumi (20WG, 20SC), Angun 5WG, Sunset 300WG, Dylan 2EC… Không chỉ đạo phun thuốc tràn lan; đồng thời tuyên truyền nông dân trong khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần mang bảo hộ lao động, thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định sau khi sử dụng.

Đối với bệnh lùn sọc đen phương Nam, tập trung theo dõi diễn biến của rầy lưng trắng trên đồng ruộng và những khóm lúa có biểu hiện thấp lùn, lá xoăn, lóng thân có u sáp; cần nhổ bỏ và gửi mẫu về Chi cục BVTV để giám định virus lùn sọc đen.

Theo: Khuyến Nông Việt Nam
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Trong điều kiện thời tiết khô hạn, việc quản lý nguồn nước hiệu quả là một trong những yếu tố ...
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng được khuyến khích và ...
Chị Phan Thị Huyền Trang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Phân bón Trường ...
Mục tiêu của nông nghiệp là sản xuất lương thực cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận