1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Tin nhà nông

PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRƯỜNG SINH: GIẢI PHÁP BẢO VỆ NÔNG NGHIỆP

Mục tiêu của nông nghiệp là sản xuất lương thực cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu lương thực và nâng cao đời sống của khu vực nông thôn.

Mục tiêu của nông nghiệp là sản xuất lương thực cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu lương thực và nâng cao đời sống của khu vực nông thôn. Tuy nhiên do nhu cầu lương thực tăng do gia tăng dân số và do gia tăng xuất khẩu nên đòi hỏi con người cần phải gia tăng sản lượng lương thực. Tuy nhiên, diện tích canh tác có giới hạn nên việc gia tăng sản lượng không thể dùng biện pháp mở rộng diện tich canh tác nên buộc người nông dân phải tăng năng suất trên cùng một đơn vị diện tích bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tăng vụ và dùng phân bón hóa học thường được áp dụng. Hệ quả là làm gia tăng nguồn bệnh trên cây trồng do tập trung mật độ cây thuần loại cao và quanh năm và kéo theo người dân sẽ dùng thuốc diệt họa để đối phó với tình trạng trên.
 
  • Hậu quả của việc lạm dụng phân bón hóa học là làm cho đất bị "chai", nghèo dinh dưỡng và mất cân bằng sinh thái trong đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại cho cây trồng phát triển.
  • Hậu quả của việc lạm dụng thuốc diệt họa là làm cho các tác nhân gây hại kháng lại thuốc đòi hỏi các nhà nghiên cứu luôn phải "chạy theo" sự kháng thuốc do chính con người tạo ra để tìm ra những thuốc mới, thường đắt tiền hơn và độc tính thường không được khảo sát kỹ.
Ngoài 2 hậu quả tác động trực tiếp lên người dân thì ảnh hưởng lên môi trường sinh thái của phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh cũng gây ra những tác hại không nhỏ, không phải cho thế hệ hôm nay mà còn cả thế hệ mai sau.
Để giảm bớt những tác động xấu lên môi trường mà vẫn bảo đảm lương thực cho con người, các nhà khoa học đã khuyến cáo phát triển nền nông nghiệp hữu cơ và tạo ra các sinh vật hữu ích. Việc sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với các vi sinh vật có ích sẽ giúp cho đất khỏe mạnh hơn, hệ sinh thái đất được "phục hồi" sẽ làm giảm nguy cơ gây bệnh cho cây trồng. Như vậy chúng ta đã "vô tình" giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu và góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh ta. Việc kiểm soát bệnh trên cây trồng bằng liệu pháp sinh học thay thế cho liệu pháp hóa học sẽ giúp cho người dân giảm bớt chi phí đầu vào, không gặp phải rắc rối vì "dư lượng thuốc trừ sâu" trên sản phẩm và quan trọng hơn không bị ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, gia đình, xã hội và môi trường sống
Làm thế nào để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhưng bền vững trong nông nghiệp? Hai biện pháp được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng chưa được chú trọng ở nước ta là:
  1. Áp dụng nền nông nghiệp hữu cơ tức là dùng những nguyên liệu là xác bã, rác thải hữu cơ và quản lý chu trình sinh học để làm gia tăng độ đa dạng sinh học trong đồng ruộng, không dùng những sinh vật chuyển đổi gien, không dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học và thuốc diệt cỏ có nguồn gốc hóa học
  2. Dùng biện pháp kiểm soát sinh học thay thế cho liệu pháp hóa học
Khi áp dụng canh tác hữu cơ, người dân sẽ được thuận lợi sau:
  • Nền nông nghiệp hữu cơ tận dụng những "phế phẩm" từ nông nghiệp và công nghiệp để tự tay mình "sản xuất" phân bón và như vậy giảm được khá nhiêu cho chi phí nguyên liệu đầu vào
  • Các cánh đồng nông nghiệp sinh thái được áp dụng với quan điểm "sinh thái nông nghiệp" (Agroecological) sẽ hướng đến hệ thống canh tác bền vững, ít bị sâu bệnh, năng suất ổn định, rau quả thơm ngon hơn.
 Thấu hiểu những nguy hại đang đe dọa nền nông nghiệp, Công ty đã tận dụng xác thải từ bã dược liệu sau khi chiết xuất thuốc bảo vệ sức khỏe để ủ và sản xuất thành phân bón hữu cơ sinh học. Phân bón vi sinh đa vi lượng cao cấp Trường Sinh là sản phẩm có thành phần chủ yếu từ xác thực vật xay nhuyễn, được ủ với men vi sinh và trộn với các thành phần như đạm, lân, kali, và silic. Nhờ nguyên liệu từ xác thực vật hữu cơ, phân bón  chứa sẵn chất kháng sinh từ thực vật, rất tốt cho các loại cây trồng.

 
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Trong điều kiện thời tiết khô hạn, việc quản lý nguồn nước hiệu quả là một trong những yếu tố ...
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng được khuyến khích và ...
Chị Phan Thị Huyền Trang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Phân bón Trường ...
Mục tiêu của nông nghiệp là sản xuất lương thực cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận