1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Tin tức sự kiện

LÂM ĐỒNG CANH TÁC SẦU RIÊNG QUY MÔ LỚN - CHẤT LƯỢNG CAO ĐỂ XUẤT KHẨU

Những năm gần đây, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) tổ chức sản xuất sầu riêng theo hình thức liên kết xây dựng vùng nguyên liệu quy mô lớn, nâng cao chất lượng để xuất khẩu. Mở rộng quy mô, liên kết sản xuất

 Theo Phòng NN-PTNT huyện Đam Rông (Lâm Đồng) sầu riêng là một trong những cây trồng tiềm năng và là thế mạnh của huyện. Thời gian qua, mô hình sản xuất sầu riêng trên địa bàn huyện được tập trung phát triển và đạt kết quả cao.
Diện tích sầu riêng toàn huyện Đam Rông ở vào khoảng 1,8 nghìn ha. Trong đó diện tích trồng thuần gần 750ha, trồng xen trên 1 nghìn ha. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam 
 
“Với mức giá giao động từ 40.000 đến 60.000 đồng/kg, sầu riêng đã trở thành mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, giúp nhiều nông hộ vươn lên làm giàu”, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đam Rông nói và cho biết thêm, huyện có khí hậu, thổ nhưỡng và thủy văn thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển. Đặc biệt huyện có điều kiện để hình thành vùng nguyên liệu quy mô lớn, đáp ứng nguồn nông sản chất lượng và hướng đến xuất khẩu.
 
Cũng theo bà Nguyễn Thị Thanh Hà, hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành và đang mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng. Trong đó bao gồm 1 hợp tác xã và 5 tổ hợp tác sản xuất sầu riêng. Qua thống kê, hiện nay diện tích trồng sầu riêng toàn huyện khoảng 1.800 ha, trong đó diện tích trồng thuần gần 750ha, trồng xen trên 1.000 ha. Diện tích sầu riêng ứng dụng công nghệ cao của địa phương khoảng 578ha.
 
Theo Phòng NN-PTNT huyện Đam Rông, diện tích sầu riêng bước vào giai đoạn kinh doanh của huyện là 451 ha, chiếm 24,8% tổng diện tích với tổng sản lượng trên 4,3 nghìn tấn.
 
Tổng sản lượng sầu riêng của huyện Đam Rông hiện trên 4,3 nghìn tấn.
 
Hiện nay, các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu sầu riêng đang đầu tư, mở rộng tại địa bàn huyện với vùng liên kết lên đến hàng trăm ha. Ngoài ra, để đáp ứng các yêu cầu thị trường, đặc biệt xuất khẩu chính ngạch qua thị trường Trung Quốc, một số doanh nghiệp đã đề xuất cấp 5 mã số vùng trồng với tổng diện tích khoảng trên 260ha.
 
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đam Rông cho biết: “Để các mô hình sản xuất sầu riêng đạt hiệu quả cao, thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện thường xuyên tập huấncho người sản xuất, tổ chức các cuộc trao đổi kỹ năng sản xuất tại vườn điểm. Ngoài ra, ngành nông nghiệp huyện cũng xây dựng các mô hình sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ cao, mô hình tưới tiết kiệm để phổ biến đến người dân”.
 
Chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả qua sản xuất sầu riêng
 
Để đẩy mạnh phát triển diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn huyện, hình thành vùng nguyên liệu quy mô lớn và đáp ứng nguồn nông sản chất lượng cao cung cấp cho thị trường, hướng đến xuất khẩu, ngành nông nghiệp huyện Đam Rông hướng đến thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, liên kết chuỗi giá trị, tiêu thụ và chế biến sâu nông sản.
 
Đồng thời tổ chức công tác khuyến nông, trao đổi kỹ năng sản xuất sầu riêng đầu vườn cho nông hộ.Hướng dẫn nông dân thực hành sản xuất sầu riêng an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
 
“Huyện cũng chú trọng các giải pháp về kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, tăng năng suất, sản lượng sầu riêng gắn kết với chuỗi giá trị và liên kết tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu”, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đam Rông nói.
 
Theo Phòng NN-PTNT huyện Đam Rông, diện tích sầu riêng trồng xen của huyện hiện đang chiếm trên 59%. Điều này gây khó khăn cho việc chăm sóc, tác động khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, sản phẩm sầu riêng chủ yếu là xuất trái tươi nên giá trị kinh tế chưa cao, phụ thuộc nhiều vào cung cầu của thị trường.
 
Huyện Đam Rông đang thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả qua sản xuất sầu riêng nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: Minh Hậu.
 
Ngành nông nghiệp huyện Đam Rông đang thực hiện hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cây trồng kém hiệu quả như chuyển diện tích vườn điều, cà phê già cỗi thu nhập dưới 50 triệu đồng/ha/năm sang trồng sầu riêng. Đối với diện tích sầu riêng đang trồng xen, địa phương này tổ chức vận động người dân chuyển đổi sang trồng thuần khi cây bước vào giai đoạn kinh doanh, tức năm thứ 4 trở lên để thuận tiện chăm sóc và tăng năng suất, chất lượng.
 
Theo Phòng NN-PTNT huyện Đam Rông, địa phương đang hướng dẫn UBND các xã tổ chức rà soát, đánh giá các tiêu chí sản xuất sầu riêng công nghệ cao. Và trên cơ sở rà soát này, ngành nông nghiệp sẽ đề xuất các giải pháp hỗ trợ đối với các tiêu chí chưa đạt để hình thành vùng sầu riêng công nghệ cao vào cuối năm 2023.
 
Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, trước đây, Đam Rông là huyện khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, Đam Rông đã có sự chuyển biến  mạnh mẽ trong tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt phát triển nông nghiệp công nghệ cao với nhiều loại cây trồng giá trị.
 
“Đặc biệt cây sầu riêng đã được huyện Đam Rông lồng ghép, triển khai trong các chương trình hỗ trợ nông dân và đã đạt hiệu quả cao. Với thị trường xuất khẩu sầu riêng sôi động như hiện nay, huyện Đam Rông cũng đã có những mã số vùng trồng được cấp, có những doanh nghiệp đã liên kết mạnh mẽ với nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đây là sự phát triển rất phù hợp”, ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.
 Nguồn thông tin : 
(Theo nguồn tin nongnghiep.vn)
Các bài viết khác
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng được khuyến khích và ...
Chị Phan Thị Huyền Trang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Phân bón Trường ...
Mục tiêu của nông nghiệp là sản xuất lương thực cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công ...
Rau màu là nguồn cung không thể thiếu trong đời sống của con người từ xưa đến nay. Việc trồng ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận