Giá cà phê thế giới hôm nay
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London tiếp tục giảm.
Giá cà phê robusta giao tháng 5/2020 giảm 5 USD/tấn (mức giảm 0,39 %) ở mức 1.285 USD/tấn tại London. Trong khi đó tại New York, giá cà phê arabica tháng 3/2020 tăng 0,2 USD ở mức 98,35 cent/lb.
Tổng sản lượng cà phê khu vực Nam Mỹ niên vụ 2019 - 2020 ước tính đạt 168,71 triệu bao, giảm 0,9%, theo báo cáo thị trường cà phê tháng 1/2020 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO).
Nhu cầu cà phê của toàn cầu trong giai đoạn năm 2019 - 2020 so với niên vụ cà phê trước ước tính đạt 0,7%, tuy thấp hơn 2,7 điểm phần trăm thế nhưng vẫn tăng đến 1,24 triệu bao trong tổng tòa cầu. Điều này theo sau mức tăng 3,4% lên 168,1 triệu bao trong năm 2018 - 2019, cao hơn mức trung bình dài hạn.
Trong năm 2019 nhiều quốc gia có thể tăng nhập khẩu và tiêu thụ vì giá cà phê đã giảm, tuy nhiên tốc độ có thể chậm lại khi năm 2020 lại có dấu hiệu tăng lên.
Ước tính lượng cà phê trong kho năm 2019 - 2020 ở mức 1,38 triệu bao, giảm 783.000 bao so với mùa trước do lượng cà phê có sẵn trong mùa hiện tại thấp hơn.
Giá cà phê thế giới hôm nay 17/2/2020 dao động khoảng 1.225 - 1.325 USD/tấn (thấp nhất - cao nhất).
Giá cà phê trong nước hôm nay
Giá cà phê tại Đắk Lắk hôm nay 17/2/2020 thị trường giao dịch phổ biến ở mức 31.400 đ/kg.
Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.600 đ/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.300 đ/kg.
Cụ thể, tại Bảo Lộc, dao động ở mức 31.200 đ/kg, tại Di Linh, Lâm Hà là 31.000 đ/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk ở ngưỡng 31.600 đ/kg và tại Buôn Hồ ở mức 31.200 đ/kg.
Giá cà phê ở Ia Gia Lai và Pleiku dao động trong mức 31.300 đ/kg .
Giá cà phê tại Đắk Nông ở mức mức 31.300 đ/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum ở mức 31.400 đ/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 500 đồng lên ngưỡng 33.100 đ/kg.
Sang tháng đầu tiên của niên vụ cà phê 2019 - 2020 sản lượng cà phê thế giới đã giảm khoảng 0.9 % còn 167,4 triệu bao.
Hiện nay các sản phẩm từ cà phê của Việt Nam đã xuất khẩu đển hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm đến 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil); đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần, tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký.
Cà phê Việt Nam tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường EU, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp theo là Đông Nam Á, chiếm 13% tổng lượng và tổng kim ngạch.
Thế nhưng, đã khoảng 3 thập niên gần đây giá cà phê luôn được xếp vào danh sách những loại cây nông sản có giá trị không cao, người dân vẫn phải đeo bám mãi với câu chuyện "được mùa, mất giá" nên họ không còn hào hứng để tăng diện tích trồng cây. Hiện tại ở các tỉnh Tây Nguyên, giá cà phê thô vẫn chỉ dao động từ 32.700 - 33.100 đồng/kg
Người nông dân chưa có đủ kinh tế để có thể trang trải chi phí đầu tư cho cây trồng với mức giá này, đời sống bị ảnh hưởng rất nhiều, vừa qua không khí đìu hiu đã hiện rõ trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 ở hầu khắp các bản làng thủ phủ cà phê Tây Nguyên.
Theo đánh giá của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, ở niên vụ trước giá cà phê xuất khẩu thấp kỷ lục so với thời điểm 10 năm trở lại đây. có thời điểm xuống mức 1.207 USD/tấn đối với cà phê Robusta, 88 cent/lb đối với cà phê Arabica. Trước tình hình khủng hoảng về giá như vậy, các nước sản xuất cà phê đã nhóm họp lại để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành cà phê trên toàn thế giới.
Cà phê nội địa cũng chỉ còn ở mức khoảng 35.000 đ/kg và vẫn tiếp tực có dấu hiệu giảm tiếp xuống 30.000-32.000 đ/kg Những biến động về giá cả luôn theo chiều hướng bất lợi cho người làm cà phê khi chi phí đầu vào luôn tăng. Ở chiều ngược lại, giá bán cà phê lại liên tục ở mức rất thấp. Từ đó, khiến thu không đủ chi, nhiều vườn cà phê đã bị nông dân chặt bỏ, chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị hơn.
Giá cà phê trong nước hôm nay 17/2/2020 dao động khoảng từ 31.100 - 31.600 đ/kg (thấp nhất - cao nhất).
Theo: https://www.giadinhmoi.vn/