Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tăng 300 đồng/kg. Tính chung toàn vùng, giá cà phê dao động trong khoảng 31.100 - 31.500 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Đắk Lắk, theo giacaphe.com.
Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM tăng 14 USD/tấn lên 1.381 USD/tấn.
TT nhân xô | Giá trung bình | Thay đổi | |||
---|---|---|---|---|---|
FOB (HCM) | 1.381 | Trừ lùi:+80 | |||
Đắk Lăk | 31.500 | +300 | |||
Lâm Đồng | 31.100 | +300 | |||
Gia Lai | 31.300 | +300 | |||
Đắk Nông | 31.300 | +300 | |||
Hồ tiêu | 37.000 | 0 | |||
Tỷ giá USD/VND | 23.175 | +10 | |||
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn |
Giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 11 USD, xuống 1.287 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 13 USD, còn 1.314 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York kéo dài chuỗi tăng lên phiên thứ năm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 4,65 cent/lb, lên 109,10 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 4,65 cent/lb, lên 111,10 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê hôm nay 15/2: Tăng mạnh 300 đồng/kg phiên thứ 2 liên tiếp. |
Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục trái chiều để thu hẹp mức giá cách biệt giữa hai sàn là điều đã được thị trường suy đoán. Tuy nhiên sự tăng trưởng chậm chạp của giá cà phê Arabica đã đẩy giá cà phê Robusta vào thế bất lợi còn do hiện tượng nhà đầu tư “bán London mua New York” khi hai sàn cần điều chỉnh, cân đối giá cả.
Giá cà phê kỳ hạn tại New York có sự hỗ trợ khi Brasil báo cáo xuất khẩu Arabica natural tháng 1/2020 giảm 7,22% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tỷ giá tiền tệ đang có lợi cho nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu nhưng lại gây khó cho thị trường cà phê quốc tế do nhà đầu tư tăng cường điều chỉnh kỹ thuật trong những phiên sắp tới.
Thời tiết ở Brazil rất thuận lợi cho vụ thu hoạch cà phê Robusta sẽ bắt đầu vào tháng 4/2020 và cà phê Arabica vào tháng 7/2020.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), sự sụt giảm trong xuất khẩu cà phê arabica chủ yếu là do nguồn cung từ các nước sản xuất và Brazil, lần lượt giảm 13,8% xuống 4,22 triệu bao và 13,3% xuống 9,95 triệu bao.
Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê arabica của Colombia tăng 3,7% lên 4,12 triệu bao và xuất khẩu cà phê robustas tăng 2,7% lên 10,73 triệu bao.
Tổng xuất khẩu của châu Phi trong 3 tháng đầu năm tăng 6,3% so với năm trước, đạt 3,25 triệu bao.