1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Tin nhà nông

Biện pháp khắc phục hiện tượng sương muối gây hại trên cây cà phê (P1)

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Lạc Dương về tình hình thiệt hại cây trồng do sương muối gây ra trong các ngày 5-6/02/2020 trên địa bàn huyện Lạc Dương, tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 468,55 ha/801 hộ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích cây cà phê bị thiệt hại 434,32 ha; ngô, hoa màu khác 31,88 ha và cây ăn quả 2,35 ha. Diện tích bị ảnh hưởng do hiện tượng sương muối gây ra tập trung tại các xã Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar của huyện Lạc Dương.

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Lạc Dương về tình hình thiệt hại cây trồng do sương muối gây ra trong các ngày 5-6/02/2020 trên địa bàn huyện Lạc Dương, tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 468,55 ha/801 hộ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích cây cà phê bị thiệt hại 434,32 ha; ngô, hoa màu khác 31,88 ha và cây ăn quả 2,35 ha. Diện tích bị ảnh hưởng do hiện tượng sương muối gây ra tập trung tại các xã Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar của huyện Lạc Dương, cụ thể như sau:

- Xã Đạ Chais: Tổng diện tích bị thiệt hại là 198,84ha/287 hộ. Trong đó: diện tích cà phê bị thiệt hại là 191,14ha; cây ăn quả 1,8ha; ngô và rau màu là 5,9ha.

- Xã Đạ Nhim: Tổng diện tích bị thiệt hại là 259,31ha/434 hộ. Trong đó: diện tích cà phê bị thiệt hại là 233,18ha; cây ăn quả 0,55ha; ngô và rau màu là 25,58ha.

- Xã Đạ Sar: Tổng diện tích bị thiệt hại là 10,4ha/80 hộ. Trong đó: diện tích cà phê bị thiệt hại là 10ha; cây ăn quả 0,1ha và rau màu là 0,3ha.

Để kịp thời khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng đã có Văn bản số 141/SNN-TTBVTV về việc khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của sương muối gây ra đối với cây trồng trên địa bàn huyện Lạc Dương; đồng thời ban hành "tài liệu kỹ thuật hướng dẫn biện pháp khắc phục hiện tượng sương muối gây hại trên cây cà phê" như sau:

I. Thiệt hại do sương muối gây ra

1.  Điều kiện hình thành sương muối

Thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương nằm trên cao nguyên Lang Biang với độ cao xấp xỉ 1.500m so với mực nước biển, có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp với khí hậu ôn hòa, mùa hè không quá nóng và mùa đông không quá lạnh. Tuy nhiên, trong một số ngày của các tháng mùa dông, nhất là thời kỳ từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau, vào lúc ban đêm về gần sáng sớm, nhiệt độ giảm thấp hơn nhiệt độ tối thấp sinh học của nhiều loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Bởi vậy, trong thời kỳ này một số loại cây trồng như rau màu, cây lương thực và các loại cây trồng khác sinh trưởng kém, thậm chí có thể làm chết cây từng đám làm giảm năng suất cây trồng. Đặc biệt, nếu nhiệt độ không khí <= 40C thì sẽ xuất hiện sương muối.

Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh. Nó thường hình thành vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trình lạnh đi của không khí và các vật thể. Sương muối thường hình thành khi nhiệt độ không khí <= 40C (trong lều khí tượng ở độ cao 2 m), khi ấy nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đã có thể xấp xỉ 00C, nhưng phải đủ ẩm mới hình thành được sương muối.

2. Thiệt hại do sương muối gây ra đối với cây trồng

Cơ chế gây hại sương muối: Sương muối gây hại không phải mặn như muối mà do nhiệt độ thấp. Khi sương muối xuất hiện, nhiệt độ hạ xuống thấp dưới 00C, khi đó nước trong thân cây (trong chất nguyên sinh của tế bào) sẽ bị đóng băng lại. Khi nước đóng băng sẽ giãn nở thể tích, làm phá vỡ các tế bào, các ống dẫn nhựa trên cành, thân cây cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngay ngày hôm sau có sương muối, chúng ta thấy có vết cháy táp trên mặt lá cây trồng.

Sương muối làm cháy lá, cháy hoa, khô cành, rụng trái cây trồng. Nếu bị hại nặng cây trồng có thể bị chết hoàn toàn, có thể thiệt hại 100% sản lượng cây trồng tùy vào mức độ gây hại và chủng loại cây trồng.

Trên vườn cà phê có trồng cây che bóng thường bị hại nhẹ hơn.

    

Cây cà phê bị gây hại bởi hiện tượng sương muối

 

II. Biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối gây ra trên cà phê

1. Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nhẹ đến trung bình

Tiến hành cắt bỏ ngay các bộ phận bị cháy (lá, hoa, quả, cành) càng sớm càng tốt, cắt sâu vào một đoạn 5cm (không cần xử lý vôi), hoặc cưa đốn 1/3 – 1/2 thân (phần cắt không còn thấy mạch dẫn bị hóa nâu là được), thu gom cành, lá và cỏ dại theo băng hạn chế xói mòn. Tưới nước và bón phân sớm để tạo cành mới và nuôi trái kịp thời.

2. Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nặng

- Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nặng, các cành lá đều khô cháy cần tiến hành cưa đốn phục hồi càng sớm càng tốt. Phương pháp cưa cách gốc từ 20 - 25cm theo chiều từ trên xuống, nghiêng 1 góc 450, vết cắt phải phẳng mịn, cắt theo hướng Đông Tây, phần vát nghiêng từ hướng Đông sang Tây (bên phía tây vết cắt cao hơn phía đông) để ánh nắng buổi chiều không chiếu vào vết cắt làm khô cây. Khi cắt cây xong dùng vôi bột hòa nước quét lên vết cắt, thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc. Tưới nước và bón kịp thời, đầy đủ phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ (10 - 20kg/gốc), phân vi sinh để cây ra chồi vượt mới. Sau đó tiến hành nuôi mỗi gốc từ 3 - 4 chồi to khỏe, phân bố đều quanh thân. Khi chồi cao 20 - 30cm thì tiếp tục tỉa định chồi giữ lại 1 - 2 chồi tạo thân mới.

- Kết hợp trồng xen các loại cây họ đậu, bắp, ... trên vườn cưa ghép cải tạo và tái canh cần trồng bổ sung các loại cây che bóng bơ, mắc ca, muồng…)

- Cần chú ý theo dõi phòng trừ một số đối tượng dịch hại như rệp sáp, rệp vảy, bọ xít muỗi, bệnh gỉ sắt, …

3. Đối với cây cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh nhưng bị hại nặng, khả năng hồi phục kém hoặc không có khả năng phục hồi

Tiến hành phá bỏ và trồng lại ngay trong tháng 5 đến tháng 6 năm 2020 hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác (cây ăn trái, rau màu, cây lương thực) nếu điều kiện canh tác phù hợp. Trong thời gian tái canh, trồng xen các loại cây đậu đỗ, bắp, khoai môn vào giữa hàng cà phê để tăng thu nhập (Thực hiện theo quy trình tạm thời ban hành theo Quyết định1251/QĐ-SNN, ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng); Đối với những vườn cà phê trồng xen cây hồng ăn trái: Trồng xen đảm bảo mật độ theo quy trình kỹ thuật (theo Quyết định số 625/QĐ-SNN ngày 23/11/2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng về việc Ban hành tạm thời quy trình canh tác một số loại cây trồng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng).

Công tác chuẩn bị đất, cây giống trước khi trồng lại:

+ Tiến hành phá bỏ cây cà phê bị chết, thu gom tàn dư xếp thành băng để hạn chế xói mòn, đào hố và tiến hành trồng ngay sau khi có mưa đều (tháng 5 – 7).

- Ủ trộn phân: Sau đào hố khoảng 1 tháng, sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục + lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố, lấp đến đâu dùng chân nén chặt đến đấy. Hỗn hợp đất + phân thấp hơn miệng hố khoảng 10 - 15cm. Liều lượng phân cho 1 hố: Phân chuồng: 10 - 20kg + 0,2kg lân nung chảy. Nếu không đủ phân chuồng thì dùng phân hữu cơ vi sinh thay thế với lượng 2 – 3kg.

+ Mật độ trồng 5000 cây/ha, khoảng cách 1m x 2m, kích thước hố 40cm x 40cm x 50cm

+ Cây giống: cây giống phải được mua tại các cơ sở sản xuất, gieo ươm đã công bố TCCL cây giống trước khi xuất vườn và đảm bảo chất lượng sạch sâu bệnh hại. Tuổi cây 6 - 8 tháng, chiều cao cây 20 - 25cm, đường kính cổ rễ > 4mm, số cặp lá thật > 5, cây phát triển bình thường, không bị sâu bệnh, không bị dị hình và được huấn luyện ngoài ánh sáng hoàn toàn từ 10 - 15 ngày trước khi trồng.

- Thời vụ trồng: Bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa, kết thúc trồng trước khi vào mùa khô 1 - 2 tháng. Trồng tốt nhất từ tháng 5 - 6, muộn nhất trước 15/8 hàng năm.

Bón phân

- Phân hữu cơ: Cà phê là loại cây lâu năm có bộ rễ khoẻ, lan rộng, yêu cầu nhiều phân bón, mức bón tối thiểu như sau:

+ Năm trồng mới: 10 – 20 kg/hố (bón lót)

+ Thời kỳ kinh doanh: 15 – 20 kg/cây, định kỳ 3 năm bón 1 lần. Đào rãnh theo chiều rộng của tán, kích thước sâu 0,3 – 0,4m, rộng 0,3m, dài 1 – 1,5m. Bón vào rãnh cùng phân lân rồi lấp đất.

- Phân hoá học: Để xác định chế độ bón phân cân đối và hợp lý cho từng vùng cần căn cứ vào độ phì của đất và khả năng cho năng suất của vườn cây. Những vùng chưa có điều kiện phân tích đất, lá có thể áp dụng định lượng phân bón sau: (tính cho mật độ bình quân 5.000 cây/ha).

Lượng phân bón:

Tuổi cà phê

Loại phân

Lượng bón
(kg/ha)

Thời điểm bón

Tháng
2 - 3

Tháng
4 - 5

Tháng
6 - 7

Tháng
9 – 10


Năm 1
(Trồng mới)

Urê

100

-

30

40

30

Lân Super

1.000

-

1.000

   

KCl

50

 

15

20

15

Năm 2

Urê

200

40

60

60

40

Lân Super

500

500

     

KCl

100

20

30

30

20

Năm 3

Urê

400

80

120

120

80

Lân Super

500

500

-

-

-

KCl

300

60

90

90

60

Kinh doanh
(chu kỳ 1)

Urê

600

120

180

180

120

Lân Super

600

600

     
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Trong điều kiện thời tiết khô hạn, việc quản lý nguồn nước hiệu quả là một trong những yếu tố ...
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng được khuyến khích và ...
Chị Phan Thị Huyền Trang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Phân bón Trường ...
Mục tiêu của nông nghiệp là sản xuất lương thực cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận