Bệnh phân trắng là nỗi lo của bà con nuôi tôm trên cả nước. Đặc biệt, năm nay nhiều nhà khoa học dự báo khí hậu Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của hiện tượng Elnino làm trái đất nóng lên và thời tiết thay đổi thất thường sẽ càng dễ gây ra nhiều biến thể khác của bệnh phân trắng nữa.Nay Công ty Trường Sinh xin chia sẻ với bà con một số thông tin cần thiết để phần nào ngăn chặn và khống chế bệnh phân trắng trên tôm thẻ và tôm sú.
Bệnh phân trắng là loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm công nghiệp. Bệnh thường xảy ra ở tôm nuôi sau 1 tháng tuổi, mức độ xảy ra nhiều nhất là giai đoạn 60 – 90 ngày tuổi (đối với tôm thẻ).
Nguyên nhân
- Thức ăn không tốt: thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố… tôm ăn phải thức ăn trên sẽ bị bệnh đường ruột (bệnh phân trắng).
- Tôm ăn phải tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh.
- Ký sinh trùng, vi khuẩn bám trên thành ruột và gây ra những tổn thương cho thành ruột tôm.
Triệu chứng
- Tôm yếu ăn (hoặc bỏ ăn nếu bị bệnh nặng), phân tôm nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối hướng gió. Khi quan sát đường ruột tôm thấy trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.
- Kiểm tra bằng Phương pháp mô học của mẫu tôm bị bệnh phân trắng thì thấy gan cũng bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.
- Phân tôm có màu trắng, thịt tôm không chứa đầy vỏ, vỏ mềm.
(a) Sợi phân trắng nổi trên mặt nước, (b) Sợi phân trắng trên sàng thức ăn,
(c) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu trắng, (d) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu vàng nâu
Phòng bệnh:
+ Quản lý môi trường ao nuôi:
- Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp, cải tạo chuẩn bị ao thật kỹ, đúng quy trình, ...
- Ao phải có chế độ thay nước định kỳ, ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc, định kỳ dùng TS B52 hoặc TS 777 xử lý tảo, ổn định màu nước.
- Định kỳ 7-10 ngày/lần, dùng men vi sinh xử lý đáy ao như HATICO.S hoặcTS 01 để phân hủy chất hữu cơ có trong ao do phân thải ra hàng ngày, do tảo tàn, thức ăn thừa, xác vỏ tôm lột xác... tạo môi trường ao nuôi thông thoáng, sạch bệnh.
- Tăng cường cho ăn thuốc thảo dược TS 999 liều dùng 25ml/1kg thức ăn trộn đều để khoảng 30 phút rồi cho ăn, 4-5 ngày dùng 1 ngày (ngày 2 cữ ăn). Khi thấy đường ruột không tốt phân đứt khúc, đi lỏng. Dùng TS 1001 để tăng cường chức năng gan, ổn định đường mật giúp tiêu hóa thức ăn tốt chống lại hiện tượng đi phân trắng ở tôm sú, tôm thẻ.
+ Lựa chọn thức ăn và bảo quản thức ăn tốt:
- Chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi, với lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố.
- Trong quá trình nuôi nên bổ sung thường xuyên men tiêu hóa có lợi cho đường ruột của tôm, bằng cách trộn Men Tiêu hóa Trường Sinh vào thức ăn. Bà con nên trộn Vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh,...
Phác đồ điều trị bệnh phân trắng gồm 2 bước song song:
Bước 1: Xử lý môi trường
- Cần thay ngay loại thức ăn nếu như thức ăn bị nấm mốc, Cắt tảo khẩn cấp (nếu có) bằng TS B52 hoặc TS 777 liều 2 kg/1000m3 nước, chiều tối dùng men vi sinh HATICO.S hoặcTS 01 để phân hủy xác tảo.
- Ngưng cho ăn tức thời, mở hết quạt nước với tốc độ cao nhất, chạy 24/24h.
- Diệt khuẩn bằng SDK liều 2 lít/1000 m3 nước.
Bước 2: Dùng thuốc đặc trị bệnh phân trắng
- Diệt khuẩn xong 2 giờ sau đánh TS 999 liều 2 lít/1000 m3 nước, cắt cữ 1 ngày.
- Ngày hôm sau trộn TS999 liều 50 ml/kg thức ăn, giảm lượng thức ăn xuống 1/3 so với bình thường, cho ăn ngày 3 – 4 cữ liên tục trong 3 ngày. Nếu thấy tôm bị đi phân đứt khúc, dính đít thì trộn thêm TS1001 liều 50 ml/kg thức ăn vào 1 cữ trưa cho tôm ăn.Nếu thấy tôm đi phân loãng thì cho ăn thêm 1 cữ trưa LENMETESONRE liều dùng 50ml/1kg thức ăn.
- Sau khi đường ruột ổn định cho tôm ăn Men tiêu hóa Trường Sinh liều cao 5 – 6g/kg thức ăn
Qua bài viết này, Công ty Trường Sinh chúng tôi xin góp phần để hỗ trợ các hộ nuôi đẩy lùi được dịch bệnh phân trắng trong mùa nắng nóng tới. Khi cần tư vấn, bà con gọi ngay vào tổng đài tư vấn:1900565681 để được hỗ trợ kịp thời.
Kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu!