1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Khuyến mãi

KINH NGHIỆM DÙNG THUỐC SÁT TRÙNG TRONG NUÔI TÔM NƯỚC LỢ

Trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi, người nuôi tôm thường sử dụng các loại thuốc Iodine, KMnO4, Chlorine để sát trùng nước ao. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sát trùng phải được tiến hành trước khi thả tôm giống trong 3 - 5 ngày để hạn chế tối đa mầm bệnh do vi khuẩn, virus có trong nước. Trong thời gian này, người nuôi phải tranh thủ ngay khi dư lượng thuốc sát trùng phân hủy, bay hơi hết (thường trước 48 giờ), cần nhanh chóng gây màu nước, cấy vi sinh và thả tôm giống.

Giai đoạn tôm còn nhỏ, từ khi thả tôm giống đến 45 ngày, nhiều trường hợp tôm giống đã nhiễm Vibrio, tôm lột xác nhanh (1,5 - 4 ngày/lần), hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh virus (đốm trắng, đầu vàng) và vi khuẩn (hoại tử gan tụy). Mặt khác, thuốc sát trùng còn diệt tảo, động vật phù du khiến rong đáy phát triển và thiếu thức ăn cho tôm. Thời điểm này tôm rất yếu và nhạy cảm với thuốc sát trùng, nhất là lúc tôm bệnh. Vì vậy người nuôi chỉ dùng thuốc sát trùng trong trường hợp cấp thiết.

Sử dụng thuốc sát trùng không đúng cách làm ảnh hưởng đến tôm nuôi - Ảnh: An Đăng

Từ lúc tôm đã thả được 45 ngày đến khi thu hoạch, giai đoạn này tôm có sức chống chịu cao hơn với thuốc sát trùng. Nhưng người nuôi vẫn cần cẩn thận với các thuốc sát trùng Chlorine, KMnO4 và Idodine do tính diệt tảo và động vật phù du trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây chết tôm đang yếu hoặc đang trị bệnh. Thuốc sát trùng nên được sử dụng khi xung quanh có dịch bệnh, môi trường nước ao tôm dơ bẩn hoặc gần thu hoạch. Chú ý, Chlorine tuyệt đối không được dùng ở tháng cuối.

Trong nuôi tôm nước lợ, người nuôi thường chỉ quan tâm tới giá cả và hiệu lực thuốc sát trùng mà quên tác dụng mặt trái của chúng. Nhiều thuốc sát trùng có tác dụng diệt tảo nên khi tảo chết tiêu tốn nhiều ôxy để phân hủy, pH trong ao giảm, khí độc tăng làm tôm giảm ăn. Mặt khác, tôm thường bỏ ăn ngay sau khi đánh thuốc sát trùng do bị sốc hóa chất, hệ miễn dịch suy giảm và dễ nhiễm bệnh. Do đó, thuốc sát trùng được xem là tốt đối với ao tôm khi ít gây hại đến hệ vi sinh vật có lợi, động vật phù du và không ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, nhất là khi tôm còn nhỏ, đang lột xác hay khi bị bệnh.

Cần lưu ý, sau khi sát trùng nước thì vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng bùng phát trở lại. Vì thế, người nuôi cần phải cấy vi sinh ngay sau 48 giờ sử dụng để giúp vi khuẩn có lợi bacillus tạo quần thể ưu thế trước, từ đó khống chế mật độ vi khuẩn gây bệnh dưới mức nguy hiểm. Ở điều kiện bình thường, việc sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ có thể lấn át vi khuẩn gây hại trong nước ao nuôi, trong trường hợp áp lực dịch bệnh cao, việc sử dụng thuốc sát trùng là cần thiết vì giúp kiểm soát mật độ vi khuẩn có hại dưới mức nguy hiểm.

Một số tác dụng có hại của thuốc sát trùng:

- Chlorine: khi pH cao thì hiệu quả sử dụng sẽ giảm, nhất là khi pH trên 8; Khi ao nhiều mùn bã hữu cơ (do một phần Chlorine sẽ ôxy hóa chất hữu cơ) phải tăng liều, gây độc tố cho tôm và tốn kém; Chỉ sử dụng Chlorine lúc cải tạo ao; Dùng Chlorine khó gây màu nước, làm chết tảo, dùng lâu năm đáy ao bị trơ làm nghèo hệ vi khuẩn có lợi.

- Thuốc tím (KMnO4): không bền, giảm khả năng diệt trùng dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao nên cần phải bảo quản trong các lọ màu nâu đen để tránh ánh sáng trực tiếp, nên sử dụng lúc trời mát; Khi vào nước KMnO4 sẽ kết hợp với nước tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.

- Formalin: ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp, hệ thần kinh và da.

- Iodine: nếu dùng vượt quá mức cho phép sẽ làm ao thiếu ôxy khiến tôm nổi đầu, chết hàng loạt.

Chú ý: Hiện nay, trên thị trường thì nhiều vùng nuôi trồng cả nước đã chuyển sang dùng sản phẩm thuốc thảo dược siêu diệt khuẩn SDK của Công ty Trường Sinh. SDK là thuốc có nguồn gốc 100% thảo dược, nên không gây sốc, không ảnh hưởng đến môi trường và vật nuôi, dùng được bất kể thời gian nào, SDK có tác dụng diệt khuẩn, mầm bệnh, diệt khuẩn, ký sinh trùng trong ao nuôi. 

Theo Thủy sản Việt Nam

 
Các bài viết khác
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Ngày 14 và 15/4/2024, Trường Sinh Group đã tham gia một sự kiện đặc biệt - Triển lãm Xúc tiến ...
Những năm gần đây, việc trồng rau hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng mới cho ngành nông ...
Ngày 12/11 vừa qua, đại diện Công ty CP sản xuất phân bón Trường Sinh - Bà Lê Thị Thu ...
Bạn muốn có một vườn rau sạch tại nhà vừa để thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng, ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận