Triệu chứng bệnh là tôm đang ăn bình thường thì giảm ăn đột ngột, khựng lại không lớn và chết lai rai, kiểm tra tôm thấy đường ruột rỗng, phân loãng màu vàng nhạt bám vào nhá ăn – đường ruột bị xuất huyết. Trong trường hợp nặng, thì đường ruột tôm bị mất một đoạn từ chỗ giáp gan trở xuống chỉ còn một đoạn ruột ở cuối đuôi, gan sưng to, nhạt màu, có màu trắng dây xung quang gan và tôm sẽ nhanh chết.
Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng qua khảo sát thực địa tại vùng nuôi. Nhóm kỹ sư Công ty Trường Sinh xác định nguyên nhân chính làm tôm phát bệnh và khó điều trị như trên đó là do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng nhiều, nhiệt độ nước tăng cao, mưa nhiều làm biến động môi trường, oxy hòa tan thấp. Việc quản lý môi trường ao nuôi không được chú trọng ngay từ đầu, nhất là không kiểm soát được lượng thức ăn dư thừa lãng phí làm biến động tảo trong môi trường ao nuôi dẫn đến không kiểm soát được pH, kiềm, khí độc là những nguyên nhân làm tôm suy yếu, mất sức đề kháng và nhiễm bệnh. Bên cạnh đó con giống chưa thật sự đảm bảo, việc sử dụng kháng sinh và hóa chất đã bị cấm lạm dụng làm cho vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc và phát triển cực đại bùng phát dịch bệnh.
Xác định đây là bệnh khá phức tạp, Trường Sinh đã đưa ra phác đồ hướng dẫn cách điều trị bệnh kép Hoại tử gan tụy và Hội chứng đường ruột cấp như sau:
- Dùng SDK 2 lít /1000m3 nước + LENMETESONRE dùng 2 lít/1000m3 nước đánh vào nước để diệt khuẩn, trừ mầm bệnh..
- Cắt cữ ăn một ngày, ngày thứ 2 cho tôm ăn lại bình thường. Dùng LENMETESONRE 50ml/1kgcho ăn liên tục 4 cữ nhưng chỉ cho ăn ½ lượng thức ăn thông thường. Ngày thứ 3 và ngày thứ 4 trộn LENMETESONRE 50ml/1kg cho ăn 2 cữvàTS 1002 50ml/1kg cho ăn 2 cữ xen kẽ tôm sẽ bình phục hoàn toàn.
* Bà con nên chú ý về vấn đề môi trường, nếu nguồn nước không tốt thì nên xử lý môi trường nếu không sẽ giảm hiệu quả điều trị hoặc làm tôm suy yếu hơn.
Trong quá trình công tác tại địa bàn, kỹ sư Trường sinh đã đến từng ao xem xét tình hình triệu chứng bệnh và tư vấn cặn cẽ cho bà con. Với những ao có triệu chứng như trên, nếu sử dụng đúng Phác đồ của Công ty Trường Sinh thì sau 3-5 ngày tôm đều khỏe mạnh trở lại. Đây là một số hộ nuôi đã sử dụng thành công Phác đồ của Công ty Trường Sinh như hộ anh Ngọc ở Triệu Lãng, Quảng Trị: 0946252207; hộ anh Linh ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam : 0962272441; anh Toàn ở Hải Ninh, Quảng Bình: 0969109983; anh Nam khu hồ tôm Lagi: 01638721651…
Để phòng tránh rủi ro khi dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp, Công ty Trường Sinh khuyến cáo bà con nên phòng chống dịch bệnh bằng thuốc thảo dược 100% của Công ty Trường Sinh theo Phác đồ phòng bệnh tổng hợp như sau:
Giai đoạn đầu tư khi thả nuôi đến 45 ngày tuổi, xử lý thuốc trong nước vào 3 chu kỳ ngày thứ 10 – 24 – 45:
Ngày thứ 10 đánh Oxyxanhletomine 1kg/1000m3 nước. Sau 2h đánh TS 1001 2 lít, TR 555 1 lít cho 1000m3 nước.
Ngày thứ 24 đánh Oxyxanhletomine 1kg/1000m3 nước. Sau 2h đánh TS 1002 lít + BET-TO-GANE 1 lít + TR 555 1 lít cho 1000m3 nước.
Ngày thứ 45 đánh Oxyxanhletomine 1kg/1000m3 nước. Sau 2h đánh TR 555 2lít + TS 1001 1 lít cho 1000m3 nước.
Lưu ý:Nếu thấy tôm có biểu hiện gan, đường ruột tôm xấu thì có thể dùng thuốc trước chu kỳ phòng càng tốt để tôm không bị bệnh.
- Diệt khuẩn xử lý môi trường định kỳ cứ 7 ngày một lần, xử lý TSB52 1kg/1000m3, diệt khuẩn SDK liều dùng 1,5 – 2 lít/1000m3 nước. Sau 48h cấy vi sinh.
- Phòng các bệnh về gan thì ta dùng thuốc TS1001, TS1002, TR555 cho tôm ăn 5-7 ngày cho ăn 1 ngày 2 cữ.
- Phòng các bệnh về đường ruột TS999, LENMETESONRE, SEPTOMINE cho ăn 5-7 ngày, dùng 1 ngày 2 cữ.
- Phòng bệnh trắng thân, đục cơ, nấm thân dùng BETTOGANE, ĐẠI HOÀNG THẠCH cho ăn 5-7 ngày, dùng 1 ngày 2 cữ.
Việc thực hiện phác đồ phòng ngừa trên là bắt buộc để đảm bảo vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa không có cơ hội bùng phát dịch gây nên bội nhiễm toàn thân xâm nhập làm hoại tử gan tụy gây tôm chết.
Nếu ao tôm của bà con phát hiện các triệu chứng bệnh, hãy gọi cho chúng tôi ngay để được hướng dẫn xử lý theo tổng đài 1900 56 56 81.
Nguồn Công ty Trường Sinh