1335 Phạm Văn Đồng, P. Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai.     02693 865 295 - 0918 341 838         truongsinh.gli@gmail.com    
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch
Tăng chất lượng trái
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC ĐA VI LƯỢNG TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí;
Hạn chế xói mòn đất, chống rửa trôi dinh dưỡng;
Cây không bị mất sức khi khô hạn, tăng khả năng giữ nước của đất;
Giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch;
Tăng chất lượng trái;
Tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp trên cây trồng;
Đối với lúa: chống nghẹt rễ, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ;
Tăng khả năng đậu trái, giảm tỉ lệ rụng bông và trái non;
Khuyến mãi

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG NUÔI TÔM

 

1. Anh Trịnh Thanh Bình có số điện thoại 0919.839.664 ở Cà Mau gọi tới tổng đài công ty hỏi: “Tôi nuôi thẻ, khi chạy quạt tôi thấy có nhiều bọt giống như là vừa đánh thuốc vậy. Xin cho tôi hỏi cách xử lý hiện tượng này như thế nào?     

             

Trả lời: Thông thường khi nuôi tôm thẻ chân trắng người ta sẽ nuôi theo mật độ dày hơn so với tôm sú nên lượng thức ăn cho tôm ăn sẽ nhiều hơn do đó phân thải ra mỗi ngày sẽ nhiều và dễ làm ao bị nhiễm bẩn, chưa kể thức ăn dư thừa sẽ tạo ra nhiều chất hữu cơ lơ lửng trong ao. Trường hợp ao nhà mình cũng không ngoại lệ, vì ao anh chạy quạt có nhiều bọt chứng tỏ ao có nhiều chất hữu cơ lơ lửng cũng như nhiều chất bẩn. Anh nên xử lý như sau: Đánh TSB52 2kg/1000 m3 nước, sau 1-2h đánh SDK 2 lít/1000 m3 nước, ngày hôm sau sử dụng men TS01 100-150g/ha để phân hủy đáy.

                                               src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/1458894610927_12025(2).jpg                                  src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/ts

2. Anh Huỳnh Văn Dững số điện thoại 0917.475.545 cũng ở Cà Mau, gọi hỏi: “Nếu như ao tôm mà hay xử lý (xử lý nhiều lần) liệu có bị ảnh hưởng gì không?Và khi khí NO2 ở trong ao cao thì nên xử lý như thế nào?”

                                                                           

Trả lời: Theo chu kỳ phát triển của vi khuẩn, vi rus thì 5 -7 ngày sau khi diệt là chúng phát triển trở lại. Do đó anh chỉ nên diệt khuẩn bằng SDK định kỳ khoảng 5 - 7 ngày/1 lần để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào ao nuôi, Ngoài ra để xử lý đáy, hạn chế khí độc trong ao thì anh định kỳ cũng 5 -7 ngày/lần dùng men vi sinh TS01 hoặc Hatico.s của công ty Trường Sinh.

                                              src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/SDK1(8).JPG                            src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/hatico(1).png

 Còn khí NO2 trong ao cao chứng tỏ đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ. Vì vậy anh nên cấp thêm nước và tăng cường chạy quạt để khí NO2 thoát ra ngoài bớt. Nếu vẫn còn thì anh dùng men vi sinh TS01 hoặc Hatico.s liều cao để phân hủy mùn bã hữu cơ.

 

3. Anh Nguyễn Văn Trí số điện thoại 01263.211.408 ở Tiền Giang gọi hỏi: “Các kỹ sư cho tôi hỏi tôi có 1 ao tôm thẻ mấy hôm nay xuất hiện hiện tượng: trên đầu có chấm đen lớn. Vậy những chấm đen đó là thế nào? có phải là bệnh không? Còn 1 ao tôm sú được 75 ngày vỏ cứng, nhám. Liệu có phải bệnh không?”

 

Trả lời: Trong trường hợp này anh nên đo lại độ kiềm trong ao. Có thể cả 2 trường hợp của anh đều do độ kiềm cao vì độ kiềm cao sẽ làm tôm khó lột và gây ra hiện tượng tôm bị đóng vôi khoáng ở trên đầu nên xuất hiện chấm đen, vỏ cứng, nhám. Anh xử lý như sau: Kích thích tôm lột bằng cách sử dụng Vitamin C, thay nước và cho tôm ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nếu kiềm cao thì hạ kiềm bằng quả khóm ( dứa, thơm)

 

                                src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/GOLD                                 

4. Anh Bùi Thanh Tú có số điện thoại 01673.650.799 ở Sóc Trăng hỏi: “ Tôi nuôi sú được 45 ngày bị xanh vỏ. Cho tôi hỏi cách xử lý như thế nào là hiệu quả nhất?”

 

Trả lời: Tôm sú bị xanh vỏ như vậy là tôm thiếu khoáng chất. Cần bổ sung khoáng lúc 10h tối với liều 1-1.5kg/1000 m3 nước liên tục trong 3 đêm.

                                                                                                   src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/khoáng

5. Anh Phạm Nêu có số điện thoại 0167.370.8369 ở Trà Vinh gọi tới hỏi: “ Tôm sú 1 tháng, trong ao bị rong đuôi chồn nhiều, các kỹ sư cho tôi biết cách xử lý thế nào?”

 

Trả lời: Anh nên xử lý như sau: ban ngày tháo nước, ban đêm cấp nước đồng thời sử dụng TSB52 liều 2kg/1000 m3 nước, 10h tối sử dụng vôi nóng 10kg/1000 m3 nước, liên tục trong 3 đêm. Nếu vẫn còn thì anh nên mua thuốc diệt rong về xử lý nhé.

                                                                                              src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/1458894610927_12025(3).jpg

6. Anh Nguyễn Văn Tuấn có số điện thoại 01684.069.135 ở Cà Mau gọi hỏi: “Tôi nuôi thẻ được 60 ngày rồi, nay tôm bị đi phân trắng. Cho tôi hỏi cách xử lý như thế nào?”

 

                                                                                               

Trả lời: Anh nên xem lại môi trường trong ao. Tôm bị phân trắng có thể do trong ao có tảo độc, vi khuẩn hoặc thức ăn bị nấm mốc. Nếu ao có tảo độc, khuẩn thì dùng 2kg TSB52 sau 2 h đánh men vi sinh TS01 hoặc Hatico.s để cắt tảo.Sau khi cắt tảo xong thì đánh SDK liều 2 lít/1000 m3 nước để diệt khuẩn trong ao, 2 h sau sử dụng TS999 liều 2lít/1000 m3 nước tạt ao xuống ao, cắt cữ 1 ngày.  Hôm sau cho ăn 70-80ml/kg thức ăn, 2 ngày kế tiếp cho ăn 60ml/ kg thức ăn, ngày ăn 3 cữ. Còn nếu thức ăn bị nấm mốc thì anh thay ngay thức ăn.

                                                                                src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/ts

7. Anh Lê Thanh Nhàn số điện thoại 0918.124.960 ở Bạc Liêu gọi hỏi: “Khi bắt tôm lên kiểm tra tôi thấy trên thân tôm thẻ có các đốm đen. Vậy các kỹ sư hãy chỉ cho tôi cách trị như thế nào:”

 

Trả lời: Đốm đen trên tôm là do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây nên. Anh sử dụng mật rỉ đường liều 3 lít/1000 m3 nước để vi khuẩn, ký sinh trùng hám ngọt sẽ bung ra bớt sau 1 - 2h dùng SDK 2 lít/1000 m3 nước, kết hợp tạt Đại Hoàng Thạch liều 2 lít/ 1000m3 nước xuống ao. Hôm sau trộn Đại Hoàng Thạch cho tôm ăn liều 70ml/kg, liên tục trong 3 ngày, ngày 3 cữ. Ngoài ra anh cũng nên dùng khoáng Gold Max để kích tôm lột vỏ.

                                               src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/GOLD                                                src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/SDK1(5).JPG

8. Trịnh Văn Tới số điện thoại 0164.246.6600 ở Sóc Trăng gọi hỏi: “Cho tôi hỏi tôm sú được 30 ngày tuổi, có hiện tượng bị cụt đuôi. Vậy cách điều trị như thế nào?”

 

Trả lời: Tôm bị cụt đuôi do kí sinh trùng, nấm, hoặc do tôm cắn nhau. Trường hợp do ký sinh trùng, nấm: Anh sử dụng mật rỉ đường liều 3 lít/1000 m3 nước để vi khuẩn, ký sinh trùng hám ngọt sẽ bung ra bớt sau 1 - 2h dùng SDK 2 lít/1000 m3 nước, kết hợp tạt Đại Hoàng Thạch liều 2 lít/ 1000m3 nước xuống ao. Hôm sau trộn Đại Hoàng Thạch cho tôm ăn liều 70ml/kg, liên tục trong 3 ngày, ngày 3 cữ. Trường hợp tôm cụt đuôi do cắn nhau: anh nên kiểm tra lại lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày, vì nếu cho ăn thiếu thì những con khỏe sẽ đói và cắn những con yếu và bổ sung để đảm bảo tôm ăn đủ.

                                                               src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/đại

9. Anh Nguyễn Hồng Duy có số điện thoại 01627.412.448 ở Bến Tre gọi hỏi: “ Ao tôm bị mất tảo. Các kỹ sư cho tôi hỏi cách xử lý thế nào?”

 

Trả lời: Trước hết anh dùng TSB52 liều 2kg/1000 m3 nước để làm sạch ao, sau 2h dùng SDK 2lít/1000 m3 nước . Ngày hôm sau dùng men vi sinh xử lý đáy. Dùng mật rỉ đường 5 - 6l/1000 m3 nước ủ với men vi sinh TS01 qua 1 đêm rồi tạt xuống ao hoặc Đôlômit để gây lại màu nước.

                                                                                                                         

10. Anh Cao Thanh Tùng số điện thoại 097.778.317 ở Trà Vinh gọi hỏi: “Tôm 20 ngày tuổi, bị đường ruột.Tôi đã trị hết bệnh nhưng giờ lại chuyển qua tôm đi phân trắng. Cho tôi hỏi nguyên nhân tại sao và cách điều trị như thế nào là hiệu quả nhất?”

 

Trả lời: Như vậy anh nên kiểm tra lại môi trường trong ao, vì nếu như anh đã điều trị khỏi bệnh đường ruột rồi nhưng giờ trong ao xuất hiện tảo độc thì khi tôm hấp thụ phải các tảo độc này sẽ làm cho đường ruột bị tổn thương trở lại và còn nặng hơn nên tôm đi phân trắng. Hoặc anh có thay đổi loại thức ăn khác hay thức ăn bị nấm mốc hay không? Anh xử lý: Nếu ao có tảo độc thì dùng 2kg TSB52 sau 2 h đánh men vi sinh TS01 hoặc Hatico.s để cắt tảo.Tiếp đó đánh SDK liều 2 lít/1000 m3 nước để diệt khuẩn trong ao, 2 h sau sử dụng TS999 liều 2lít/1000 m3 nước tạt ao xuống ao, cắt cữ 1 ngày.  Hôm sau cho ăn 70-80ml/kg thức ăn, 2 ngày kế tiếp cho ăn 60ml/ kg thức ăn, ngày ăn 3 cữ. Nếu thức ăn bị nấm mốc thì anh nên thay thức ăn ngay.

 

                                src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/hatico(2).png                                src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/ts

11. Anh Trần Văn Hòa số điện thoại 09.485.931 ở Sóc Trăng gọi hỏi:“ Tôm thẻ bao nhiêu ngày thì cho ăn tăng trọng, tôm 2 tháng mà 113con/kg. Hỏi có cách nào để tôm phát triển nhanh hơn không?”

 

Trả lời: Thông thường với dòng tăng trọng TS111 bằng thảo dược của công ty Trường Sinh thì anh cho ăn bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình nuôi nhưng để giảm chi phí thì anh có thể dùng khi tôm 2 tháng trở đi. Để tôm phát triển nhanh thì ngoài dùng tăng trọng TS111, anh nên thường xuyên bổ sung VTMC, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho tôm, đồng thời quản lý độ kiềm trong ao.

 

                              src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/vitamin                                                     src=http://truongsinhgialai.com/upload/images/ts

 

Các bài viết khác
Sản phẩm nổi bật
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC SILIC TRƯỜNG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí; Hạn chế xói mòn đất, chống ...
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TRUONG SINH
Giúp đất tơi xốp, tăng thoáng khí Hạn chế xói mòn đất, chống ...
Tin tức nổi bật
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng được khuyến khích và ...
Chị Phan Thị Huyền Trang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Phân bón Trường ...
Mục tiêu của nông nghiệp là sản xuất lương thực cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công ...
Rau màu là nguồn cung không thể thiếu trong đời sống của con người từ xưa đến nay. Việc trồng ...
Hỗ trợ trực tuyến
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
ĐT: 1900 56 56 81
KỸ THUẬT
ĐT:
0935985899
 
Bản đồ
Giải thưởng - chứng nhận